Vô sinh là mối lo lắng của nhiều cặp gia đình, bởi bệnh ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt ở gia đình trẻ. Bệnh lý này không chỉ khiến hạnh phúc gia đình rạn nứt mà còn đe dọa đến thiên chức làm bố mẹ. Do đó, việc nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh vô sinh là điều vô cùng cần thiết.
I. Vô sinh là gì?
Vô sinh là thuật ngữ ám chỉ những cặp vợ chồng gặp khó khăn về việc có con. Thông thường, sau hơn 1 năm nếu 2 vợ chồng không tránh thai mà chưa có bầu sẽ được xem là vô sinh.
Bệnh lý này được chia thành 2 loại đó là vô sinh nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:
- Vô sinh nguyên phát: Vợ chồng trước đó chưa mang thai lần nào.
- Vô sinh thứ phát: Vợ chồng trước đó đã mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, sau đó vì lý do nào đó lại không thể có con nữa.
Nguyên nhân gây vô sinh có thể xuất phát từ cả hai giới. Do đó, nếu sau hơn 1 năm chưa có con, thì cả người chồng và vợ đều cần đi kiểm tra để chẩn đoán nguyên nhân do đâu và điều trị.
II. Nguyên nhân gây vô sinh
Nguyên nhân khó con con do đâu? Ở nam và nữ giới sẽ có những thủ phạm gây bệnh khác nhau.
1. Nguyên nhân vô sinh nam
Theo các bác sĩ của Viện Mô phôi, nam giới bị khó có con thường do những thủ phạm sau.
- Bất thường bẩm sinh ở cơ quan sinh dục liên quan đến tinh hoàn, ống dẫn tinh.
- Bệnh lý viêm nhiễm ở vùng kín hoặc mắc bệnh quai bị.
- Nam giới đã triệt sản.
- Thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học, ảnh hưởng từ môi trường sống.
- Cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
2. Nguyên nhân dẫn đến vô sinh nữ
Nữ giới khó có con thường do các thủ phạm sau:
- Mắc bệnh lý liên quan đến vòi trứng.
- Tử cung bị viêm, xơ, bất thường bẩm sinh.
- Kinh nguyệt không đều.
- Bất thường ở tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Thói quen về ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không lành mạnh.
III. Nhận biết dấu hiệu bị vô sinh
Việc nhận biết sớm vô sinh có ý nghĩa to lớn trong việc điều trị bệnh. Điều trị vô sinh đúng thời điểm thì tỉ lệ thành công càng cao, tăng khả năng thụ thai.
1. Ở nam giới
Nếu nam giới khó có con thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nổ đạn sớm, nổ đạn ngay cả khi chưa đưa dương vật vào âm đạo.
- Tinh dịch xuất ngược vào bàng quang của nam giới, không xuất ra ngoài.
- Khả năng cương cứng kém, không cương đủ lâu để duy trì cuộc yêu.
- Tinh trùng bất thường như bị loãng như nước hoặc quá đặc. Trong tinh trùng có màu và mùi bất thường, có lẫn máu hoặc mủ.
- Ham muốn chuyện giường chiếu suy giảm không phong độ như trước.
- Đi tiểu buốt khó chịu, trong nước tiểu có mủ.
2. Ở nữ giới
Với nữ giới, triệu chứng vô sinh khá phong phú, chị em nên quan sát và điều trị sớm.
- Kinh nguyệt diễn ra không theo chu kỳ nhất định.
- Rối loạn nội tiết tố, trứng rụng không đúng chu kỳ.
- Kinh nguyệt không xuất hiện, khi thử que chỉ hiện 1 vạch.
- Trong ngày đèn đỏ bị đau bụng dữ dội.
- Khí hư ở vùng kín “cô bé” có màu hoặc mùi khác thường.
- Núm vú tiết dịch.
- Ngực phát triển kém.
- Vùng chậu hay bụng dưới bị đau mỗi khi ân ái.
IV. Phương pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh
Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị vô sinh đã hiệu quả hơn. Nhờ có sự tiến bộ của nhiều thiết bị y tế hiện đại. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt để hiệu quả điều trị tốt hơn.
1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh vô sinh ở nam, bác sĩ sẽ chỉ định một số chỉ định sau:
- Khám lâm sàng, quan sát cơ quan sinh dục.
- Phân tích tinh dịch để kiểm tra tinh dịch có đủ số lượng và chất lượng không.
- Siêu âm để quan sát ống dẫn tinh, túi tinh.
- Nếu tinh trùng bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm sinh thiết tinh hoàn. Kỹ thuật này vừa xác định thủ phạm gây bệnh vừa lấy tinh trùng để sử dụng trong quá trình điều trị về sau.
- Kiểm tra nội tiết tố của nam giới.
Cũng như ở nam giới, với nữ giới sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật:
- Kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể.
- Siêu âm để kiểm tra vòi trứng, nang noãn.
- Kiểm tra quá trình phóng noãn.
- Nội soi vòi trứng, buồng trứng.
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến di truyền.
2. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị sẽ phục thuộc vào nguyên nhân gây khó con là gì. Về cách chữa vô sinh, thường có những phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc Tây Y: Đa số các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát sẽ được chỉ định phương pháp này. Thuốc sẽ có tác dụng điều hòa nội tiết, ổn định kinh nguyệt ở nữ. Với nam giới, thuốc giúp tăng cường sinh lý, trị viêm, nâng cao chất lượng tinh binh.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp nữ giới có bất thường ở cơ quan sinh dục như dính tử cung, u xơ, cấu tạo sinh dục bất thường. Ở nam thường do tắc nghẽn ống dẫn tinh, các tĩnh mạch thừng tinh bị xoắn, giãn, tinh hoàn nằm không đúng chỗ…
- Biện pháp hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, kích trứng, ICSI…
V. Biện pháp phòng ngừa vô sinh hiệu quả
Bệnh lý vô sinh có thể xuất hiện ở bất kỳ gia đình nào, trong đó có các gia đình trẻ. Do đó, các cặp vợ chồng cần có biện pháp phòng ngừa từ đầu để tránh mắc bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên đến từ chuyên gia của Viện Mô phôi.
- Có thói quen sống lành mạnh, an toàn không nên thức khuya hay sử dụng các đồ uống, chất kích thích độc hại.
- Đời sống chăn gối lành mạnh thủy chung, giao hợp với tần suất hợp lý.
- Chế độ dinh dưỡng có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường không an toàn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nên khám nam khoa, phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu có triệu chứng của vô sinh kể trên hãy thăm khám sớm để điều trị bệnh.
Trên đây là thông tin tổng hợp về bệnh vô sinh cũng như cách phòng tránh. Nếu nghi ngờ bị bệnh lý này các cặp vợ chồng hãy đến cơ sở uy tín chuyên điều trị vô sinh để chữa bệnh. Trong quá trình điều trị, hãy tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, kiên trì để sớm có tin vui.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11