Bà bầu ăn nghệ được không? vấn đề ăn uống đối với mẹ bầu luôn được coi trọng và phải đảm bảo sự an toàn. Đặc biệt, với những chị em mới có tin vui thì cần phải chú trọng hơn. Vậy chị em bầu 3 tháng đầu ăn nghệ được không? Hãy cùng theo dõi bài viết này để có thêm thông tin bổ ích cho bản thân.
I. 3 tháng đầu bà bầu ăn nghệ được không?
Nghệ là nguyên liệu gần gũi và được dùng rất nhiều trong cuộc sống của nhiều gia đình. Đầu tiên phải kể đến công dụng của nghệ trong chế biến, làm đẹp, chữa bệnh… Nghệ được đánh giá lành tính nên ai cũng có thể sử dụng. Vậy với mẹ bầu thì sao, 3 tháng đầu bà bầu ăn nghệ được không?
Theo các bác sĩ, những thời gian đầu mang thai cần phải thận trọng trong mọi thứ, trong đó có ăn uống. Bởi lúc này thai đang dần dần phát triển để làm tổ chắc chắn trong bụng mẹ. Nếu chị em vô tình ăn phải thực phẩm không an toàn sẽ khiến cho việc làm tổ gặp khó khăn.
Với nghệ, các bác sĩ cho rằng mẹ bầu 3 tháng đầu có thể sử dụng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với số lượng rất ít, nếu được nên kiêng trong 3 tháng đầu. Sau đó, mẹ bầu có thể dùng nghệ nhưng vẫn chỉ dùng ít mà thôi. Nếu mẹ bầu ăn với số lượng quá lớn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến hai mẹ con.
II. Lợi ích mang lại khi bà bầu ăn nghệ
Bầu ăn nghệ được không mẹ bầu cũng đã có câu trả lời. Thực tế, nếu ăn số lượng vừa đủ thì không tác động đến sức khỏe thậm chí còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:
1. Tăng cường miễn dịch
Theo một số nghiên cứu, mẹ bầu ăn nghệ hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ít bị bệnh tật hơn. Điều đó là nhờ vào các chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch chắc chắn hơn, tránh các tác nhân gây bệnh.
2. Giảm táo bón
Rất nhiều mẹ bầu bị táo bón hoặc trĩ ghé thăm trong quá trình mang thai. Để giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn mẹ bầu có thể tìm đến nghệ để khắc phục.
Lưu ý, nghệ vẫn chỉ nên dùng với số lượng vừa phải. Để tránh bị táo bón mẹ bầu vẫn nên ưu tiên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên năng hoạt động hơn để cơ thể tránh uể oải, dễ đại tiện.
3. Kiểm soát Cholesterol
Một lợi ích khác của nghệ đó chính là điều hòa cholesterol trong cơ thể. Việc cơ thể mẹ bầu chứa nhiều cholesterol xấu gây rất nhiều biến chứng nguy hại. Để phòng tránh vấn đề này, dùng nghệ chính là gợi ý hiệu quả cho các mẹ bầu.
4. Làm đẹp
Nói đến công dụng của nghệ thì không thể không kể đến công dụng làm đẹp. Trong thai kỳ, phái đẹp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như nổi mụn, nám, rạn da… Trong khi đó, mẹ bầu được khuyến cáo không nên sử dụng những loại kem chuyên dụng như trị mụn…
Cứu cánh cho phái đẹp trong trường hợp này chính là sử dụng nghệ. Có rất nhiều cách làm trắng da, trị mụn, trị rạn da từ nghệ mà mẹ bầu có thể thực hiện tại nhà. Mẹ bầu hãy kiên trì sử dụng để luôn tự tin ngay cả khi mang thai.
5. Ngăn ngừa dị tật và tổn thương di truyền
Nghệ còn có công dụng phòng tránh tổn thương di truyền và ngăn ngừa dị tật. Công dụng này vô cùng tuyệt vời mẹ bầu không nên bỏ qua. Qua thông tin này chắc hẳn sẽ không còn ai băn khoăn bà bầu ăn nghệ được không nữa.
⭐⭐⭐⭐ TÌM HIỂU NGAY: Bà bầu ăn gừng được không?
6. Trị Ho
Dân gian từ lâu đã truyền tai nhau bài thuốc trị ho từ nghệ rất hiệu quả. Mẹ bầu trong thời điểm này cần phải tránh dùng thuốc Tây, việc sử dụng nghệ để trị ho sẽ an toàn hơn.
7. Tác dụng khác
Bên cạnh các công dụng tuyệt vời kể trên, nghệ còn mang đến những lợi ích khác như:
- Cải thiện khó chịu liên quan đến tiêu hóa như ợ nóng.
- Khắc phục viêm nướu, chảy máu nướu.
- Góp phần giúp thai phát triển trí não tốt.
- Phòng tránh viêm nhiễm.
- Cải thiện tình trạng phù nề chân.
III. Bà bầu bôi nghệ tươi được không?
Nhiều mẹ bầu dùng nghệ trong quá trình nấu ăn, sử dụng bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều người khác lại dùng trực tiếp nghệ tươi để bôi lên da. Vậy bà bầu bôi nghệ tươi được không?
Việc dùng nghệ tươi để bôi trực tiếp lên da không hề nguy hiểm cho mẹ bầu. Thực tế, các bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ dùng nguyên liệu tươi. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến từ nghệ như tinh bột… Bởi những sản phẩm này rất khó kiểm chứng về độ an toàn, các thành phần.
Do đó, nếu mẹ bầu đang gặp vấn liên quan đến da như mụn, thâm, rạn da thì có thể bôi trực tiếp nghệ lên da để sớm có hiệu quả.
IV. Tác dụng phụ khi mẹ bầu sử dụng quá nhiều nghệ
Sở dĩ không phải ngẫu nhiên có nhiều mẹ bầu băn khoăn bầu ăn nghệ được không. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận mẹ bầu gặp tác dụng phụ khi ăn nghệ. Nguyên nhân gây nên các tình trạng này là do mẹ bầu ăn nghệ với tần suất quá lớn.
Các tác dụng thường gặp phải kể đến như:
- Nhiễm độc khi mang thai khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở. Điều này rất nguy hại đến sự phát triển của trẻ sau này. Em bé sau này sinh ra dễ có nguy cơ nhẹ cân so với các bạn cùng trang lứa.
- Nguy hiểm hơn, sử dụng quá nhiều nghệ còn khiến cho tử cung xuất hiện các cơ co bóp. Hệ quả là thai bị hỏng, không thể tiếp tục phát triển.
V. Lưu ý khi sử dụng nghệ khi đang có bầu
Qua những thông tin trên có thể thấy nghệ có lợi nếu như dùng đúng cách và có hại nếu như dùng sai cách. Điều quan trọng nhất đó chính là mẹ bầu cần nắm lòng những lưu ý khi dùng nghệ. Các lưu ý mà bác sĩ muốn nhắc nhở các mẹ bầu gồm:
- Mặc dù mẹ bầu có thể ăn nghệ nhưng trong 3 tháng đầu mẹ nên hạn chế dùng càng tốt. Những tháng sau có thể yên tâm sử dụng hơn nhưng vẫn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.
- Với nghệ, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu chỉ ăn khoảng 10g nghệ/ngày. Tuyệt đối không nên dùng nhiều hơn để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Có nhiều loại nghệ để mẹ bầu sử dụng, tuy nhiên loại được khuyến cáo nên dùng đó là nghệ vàng.
- Mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường không nên dùng nghệ.
- Mẹ bầu có thể dùng bài thuốc chữa viêm dạ dày hay bao tử từ nghệ nhưng chỉ dùng với liều lượng khuyến cáo trên.
- Trong quá trình sử dụng nghệ nếu có biểu hiện khác lạ cần đi kiểm tra ngay.
Bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp bà bầu ăn nghệ được không? Bầu có thể ăn nghệ nhưng lưu ý không nên dùng quá 10g/ngày. Nghệ mang đến nhiều lợi ích cho quá trình mang thai, mẹ bầu hãy dùng hợp lý để không bỏ phí những lợi ích tốt này nhé.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12