Ngao được chế biến thành rất nhiều món ăn như nấu canh, luộc, xào me… Nguyên liệu này không chỉ dễ chế biến, dễ ăn mà còn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Vậy bà bầu ăn ngao được không? nếu đang băn khoăn về câu hỏi này thì cùng tìm câu trả lời trong những chia sẻ dưới bài viết sau đây!
I. Giá trị dinh dưỡng của ngao
Ngao là thực phẩm thân quen với chị em nội trợ ở khắp đất nước. Với ngao, chúng ta dễ dàng làm thành nhiều món như hấp sả, xào me hay kết hợp với các loại rau để nấu canh. Ngao dễ chế biến, dễ ăn, dễ mua và ít tốn kém nên được sử dụng khá phổ biến.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù ngao có kích thước không lớn, nhưng lại có giá trị dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt, đây là nguồn bổ sung canxi dồi dào hiệu quả không nên bỏ qua.
Không chỉ chứa lượng canxi lớn, ngao còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dưới đây:
- Calo: Với hàm lượng calo cao giúp cơ thể có đủ năng lượng để đảm bảo các hoạt động cần thiết.
- Chất béo: Cần thiết cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Protein: Cung cấp năng lượng cho các cơ quan.
- Chất sắt: Hỗ trợ quá trình cung cấp oxy đến các cơ quan, cải thiện hệ miễn dịch.
- Canxi: Cần thiết cho hệ xương khớp, hạn chế mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Omega-3: Rất tốt cho hệ tim mạch.
- Vitamin A: Góp phần nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế các tác nhân có hại gây bệnh.
II. 3 tháng đầu bà bầu ăn ngao được không?
3 tháng đầu mẹ bầu được khuyến cáo nên thận trọng và kiêng một số thực phẩm gây hỏng thai. Chính vì thế, 3 tháng đầu bà bầu ăn ngao được không cũng được rất nhiều người quan tâm.
Thực tế, việc ăn uống của mẹ bầu không quá nghiêm ngặt như nhiều người vẫn nghĩ. Thường trong 3 tháng đầu, chị em được khuyên nên tránh xa thực phẩm không lành mạnh, ít dinh dưỡng hay thực phẩm gây hỏng thai. Chỉ cần đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho thai nhi và thai phụ.
Với câu hỏi bầu ăn ngao được không chúng tôi xin trả lời là có. Nguyên liệu này rất an toàn cho cả hai mẹ con ở 3 tháng đầu hay bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Mẹ bầu có thể yên tâm dùng ngao vào các bữa ăn để thực đơn nên phong phú hơn.
Không những không nguy hiểm, ngao được chứng minh đem lại rất nhiều công dụng cho mẹ bầu và thai nhi. Điều này có được chính là nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng trong ngao chúng tôi đã kể trên. Cụ thể ăn ngao có lợi ích gì cho mẹ bầu chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
III. Những lợi ích của ngao đối với bà bầu
Mẹ bầu nên ăn ngao với tần suất phù hợp để bổ sung các chất dinh dưỡng có trong ngao. Những chất dinh dưỡng này mang đến những lợi ích sau:
1. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Bà bầu có được ăn canh ngao mồng tơi không? Nhiều mẹ bầu bổ sung canh ngao mồng tơi trong thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Rất nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu đối mặt với tình trạng thiếu máu do sự phát triển của thai nhi. Hàm lượng sắt có trong ngao sẽ góp phần cải thiện vấn đề này. Do đó, bên cạnh bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ đừng quên chế biến ngao để sử dụng.
2. Kiểm soát cân nặng
Nếu mẹ bầu đang lo lắng về tình trạng tăng cân không kiểm soát của mình khi có bầu. Lời khuyên đó là nên ăn ngao khoảng 2 lần/tuần để duy trì cân nặng hợp lý.
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của ngao có thể thấy lượng calo có trong ngao rất thấp chỉ khoảng 63 calo. Mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng ngao mà không sợ bị tăng cân.
3. Giảm triệu chứng ho đờm
Một công dụng tuyệt vời khác của ngao ít ai biết đó là trị ho có đờm. Với mẹ bầu, khi gặp triệu chứng ho, các bác sĩ khuyến khích nên tìm đến phương pháp tự nhiên để cải thiện. Hạn chế lạm dụng thuốc tây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu mẹ bầu bị ho, đặc biệt là ho có đờm, việc bổ sung ngao lúc này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
4. Bổ sung canxi
Như đã chia sẻ ở đầu bài viết, ngao là thực phẩm cung cấp lượng canxi rất lớn. Trong đó, canxi là một trong những dưỡng chất cần phải bổ sung trong thai kỳ. Nhằm giúp hệ xương của trẻ phát triển toàn diện. Mẹ bầu cũng sẽ tránh được tình trạng đau mỏi xương khớp.
Nếu mẹ bầu muốn bổ sung canxi cho cơ thể, có thể tận dụng lượng canxi có trong ngao.
5. Làm đẹp da
Ăn ngao không chỉ tốt cho sức khỏe cả thai phụ và thai nhi mà còn giúp chị em làm đẹp. Khi mang bầu, nhiều thai phụ gặp phải tình trạng nổi mụn, da sần sùi… Với hàm lượng chất chống oxy hóa từ ngao sẽ giúp làn da của mẹ bầu được cải thiện.
6. Cung cấp protein
Protein giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của mẹ bầu. Ngoài ra, thành phần này cũng giúp mẹ bầu có hàng rào vững chắc để phòng tránh các bệnh lý.
IV. Hướng dẫn lựa chọn và chế biến ngao đúng cách cho bà bầu
Để việc sử dụng ngao đem lại lợi ích tốt cho mẹ bầu, tránh các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Nữ giới cũng nên nắm rõ cách chọn ngao, cũng như chế biến đúng cách.
- Về cách chọn ngao:
Nên chọn ngao không bị nứt hay vỡ vỏ, cầm lên thấy đầm tay, không có mùi. Ngoài ra, chỉ nên chọn ngao miệng vẫn ngậm chặt. Ngao há miệng thường là những con ngao bị chết.
- Cách chế biến:
Ngao có rất cách chế biến để mẹ bầu đa dạng các món ăn. Ngoài các món như hấp sả, xào, mẹ bầu có thể chọn các món ăn như:
+ Ngao hấp trứng.
+ Canh ngao mồng tơi.
+ Ngao xào bông hẹ.
+ Canh ngao thì là.
+ Canh ngao nấu sấu,… (tránh nấu với dứa)
Một lưu ý dành cho chị em khi chế biến ngao đó là cần loại bỏ cát trước khi chế biến. Mẹo giúp loại bỏ cát trong ngao hiệu quả đó là ngâm ngao với nước muối loãng khoảng vài tiếng. Nếu muốn rút ngắn thời gian ngâm ngao thì cho thêm dầu ăn vào dung dịch nước muối loãng để ngâm.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp chị em giải đáp bà bầu ăn ngao được không? Bầu hoàn toàn có thể ăn ngao vì an toàn, chất dinh dưỡng cao. Lưu ý, chị em chỉ nên ăn mỗi tuần 2/lần để tránh các tác dụng phụ.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12