Đối với các chị em hiếm muộn, việc thu được nhiều phôi tốt là một niềm mong mỏi, hi vọng. Phôi tốt sẽ tăng tỉ lệ có thai, giúp các chị em hoàn thành ước nguyện làm mẹ. Thế nhưng việc lựa chọn phôi cơ bản vẫn dựa trên hình thái phôi. Vậy một phôi đẹp có phải là một phôi tốt hay không? Giống như gieo hạt vào đất, hạt mầm tốt được gieo trên mảnh đất màu mỡ thì hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây khỏe mạnh. Phôi trong hỗ trợ sinh sản cũng vậy. Muốn chu kì điều trị thành công, người mẹ cần có những phôi không mang bất thường về di truyền. Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây để biết thế nào là phôi tốt, phôi khỏe mạnh.
I. PHÔI TỐT LÀ GÌ?
Ngay từ khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, phôi tốt được nhận diện và chọn lựa qua hình thái. Phôi tốt vào ngày 3 là phôi có 7 – 8 tế bào, các tế bào đồng đều, không có hoặc có rất ít mảnh vỡ bào tương và không có hiện tượng đa nhân trong các tế bào.
Còn đối với phôi ngày 5 hay còn gọi là phôi nang. Phôi nang phải hình thành được hai khối tế bào là khối tế bào nụ phôi sau này phát triển thành thai và khối tế bào lá nuôi, sau này phát triển thành phần phụ của thai (nhau, bánh nhau) để nuôi thai. Phôi nang tốt là phôi có khối tế bào nụ phôi to, rõ, gồm nhiều tế bào nén chặt. Còn khối tế bào lá nuôi gồm nhiều tế bào tạo thành lớp liên kết chặt chẽ.
>>>TÌM HIỂU: IUI THẤT BẠI, BAO LÂU CÓ THỂ LÀM LẠI?
Đánh giá hình thái phôi đa phần dựa vào hình thái. Tuy nhiên, hình thái phôi không thể hiện được hết toàn bộ quá trình phát triển của phôi và không cho biết được bộ nhiễm sắc thể của phôi có mang bất thường hay không. Vậy, một phôi đẹp có phải là một phôi tốt? C trả lời: một phôi “đẹp” chưa hẳn đã là một phôi tốt.
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN PHÔI TỐT?
Đích đến cuối cùng của hỗ trợ sinh sản đó là sinh ra những em bé khỏe mạnh. Kỹ thuật xét nghiệm di truyền phôi giai đoạn tiền làm tổ PGT là phương pháp giúp loại bỏ những bất thường di truyền của phôi.
Kỹ thuật PGT ra đời để giúp chọn được phôi mang bộ nhiễm sắc thể bình thường. Để chuyển vào buồng tử cung người mẹ, phôi sẽ tăng tiềm năng làm tổ, phát triển tốt.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thất bại sau chuyển phôi là do phôi mang bộ nhiễm sắc thể bất thường. Khi phôi mang bất thường di truyền thì không chỉ gây thất bại làm tổ, mà còn có nguy cơ cao sảy thai, thai lưu và thai mang dị tật bẩm sinh.
Tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, phôi sẽ được nuôi lên ngày 5 và tiến hành sinh thiết. Và việc thực hiện sàng lọc phôi là một kỹ thuật xâm lấn nên cần có chỉ định của bác sĩ.
Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội tự hào có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Sự kết hợp giữa chuyên viên phôi học và các kĩ thuật tiên tiến bậc nhất, đã có hàng ngàn em bé ra đời khỏe mạnh từ Viện. Chúng tôi hi vọng được đồng hành cùng các gia đình mong con trên chặng đường đầy gian nan này. Quý bệnh nhân có thể liên hệ qua fanpage của Viện để được tư vấn.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11