Tiêm kích trứng là giai đoạn khởi đầu khi thực hiện hỗ trợ sinh sản. Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ được sử dung thuốc nội tiết. Trong chu kỳ kinh tự nhiên, hàng tháng sẽ có 1 quả trứng trưởng thành, phóng noãn và thụ tinh. Nhưng trong quá trình làm IVF vì muốn thu được nhiều trứng hơn nên thuốc kích trứng rất cần thiết. Sau khi kích trứng, mũi trưởng thành noãn sẽ được thực hiện. Vậy tác dụng của mũi tiêm hCG khi kích trứng trong IVF là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Ngày 06/08/2024: Những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý.
Ngày 05/08/2024: Sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang?
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Ngày 05/08/2024: 5 dấu hiệu có thể bạn đã mang thai sau chuyển phôi.
Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
Vì sao cần phải kích thích buồng trứng?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
✅✅✅✅Tham khảo: Tim thai xuất hiện tuần mấy sau chuyển phôi?
Tại sao cần phải tiêm kích trứng?
Ước tính, trung bình cứ 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có ít nhất một cặp bị hiếm muộn. Tại Việt Nam, tình trạng hiếm muộn thường do nhiều nguyên nhân. Như các rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng (ở người vợ). Hoặc bất thường ở tinh trùng (ở người chồng). Do đó, đây được xem là phương pháp tăng cơ hội thụ thai thành công đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
Quy trình tiêm thuốc kích trứng
Tác dụng của mũi tiêm hCG khi kích trứng trong IVF
Mũi tiêm hCG sẽ được tiến hành ở cuối giai đoạn kích trứng. Khi các nang noãn đã đạt yêu cầu về mặt kích thước trên siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiêm mũi hCG vào thời điểm cố định.
Mũi tiêm này sẽ có tác dụng giúp tạo ra đỉnh LH nội tiết. Điều này để giúp trưởng thành noãn ở cơ thể người phụ nữ. Sau khoảng 34- 36h từ khi tiêm mũi kích rụng này, bạn sẽ được tiến hành chọc hút noãn. Vì sao lại diễn ra trong khoảng thời gian này? Vì nếu chọc noãn quá sớm thì noãn chưa kịp trưởng thành. Còn nếu để lâu hơn sẽ dễ dẫn đến tình trạng noãn đã rụng và không thu được noãn. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo phôi và kết quả điều trị.
Chế độ ăn uống khi tiêm kích trứng làm IVF
Một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng trong giai đoạn kích trứng làm IVF. Các bác sĩ tại Viện Mô phôi có lời khuyên cho bệnh nhân: hãy ăn uống đủ chất và uống nhiều nước. Không cần một chế độ ăn kiêng hay chế độ ăn đặc biệt nào. Một chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất sẽ giúp cho phụ nữ có cơ thể khoả mạnh để trải qua quá trình điều trị thuận lợi.
Dựa trên các nhóm chất cơ bản, dưới đây là một số loại thực phẩm mà phụ nữ khi tiêm kích trứng nên tăng cường bổ sung:
Rau củ quả và trái cây tươi
Rau củ quả và trái cây luôn là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào. Vitamin đóng vai trò quan trọng cho các chuỗi chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, hãy tăng cường bổ sung các loại rau xanh đậm, quả mọng, trái lựu,… Và nhiều loại rau củ khác dồi dào các nhóm vitamin này trong khẩu phần ăn nhé!
Ngũ cốc nguyên chất và các loại hạt
Thành phần carbohydrate trong các loại ngũ cốc nguyên cám được xếp vào nhóm năng lượng lành mạnh. Đặc biệt với các chị em phụ nữ đang trong quá trình tiêm thuốc kích trứng. Bởi chúng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố estrogen và có lợi cho quá trình thụ thai.
Các loại thực phẩm giàu đạm lành mạnh
Đạm là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bất kỳ ai. Nhất là những người phụ nữ đang chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đạm động vật trong quá trình tiêm kích trứng. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn nguồn cung cấp đạm lành mạnh từ cá, trứng hay các loại đậu. Các loại cá không chỉ giàu protein tốt cho cơ thể mà còn được đánh giá là nguồn cung cấp các chất béo tốt như omega – 3 và omega – 6. Đây đồng thời cũng là chất béo cần thiết cho phụ nữ trong cả thời kỳ tiền sản và khi mang thai. Cùng với các loài cá, trứng cũng là nguồn protein dồi dào cùng với thành phần vitamin B12, DHA,… đóng vai trò thúc đẩy khả năng sinh sản cho phụ nữ.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Uống đủ nước (từ 1.5 – 2 lít) mỗi ngày tùy vào thể trạng của từng người là lời khuyên hàng đầu để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất. Bởi nước là môi trường cho cơ thể vào chiếm đến 70% trọng lượng, nó sẽ giúp cho toàn bộ cơ quan trên cơ thể từ tim, thận đến hệ sinh sản hoạt động ở mức hiệu quả nhất.
Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp quá trình tiêm kích trứng thuận lợi và hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống khi tiêm kích kích trứng cần đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Không nên ép bản thân ăn một loại thức ăn nào mà bản thân cảm thấy không hứng thú. Điều đó sẽ gây ra cảm giác khó chịu và tâm lý lo lắng, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kích thích buồng trứng.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11