Có một thực tế chúng ta đều biết là cơ thể sẽ “già” theo năm tháng. Khi tuổi tác ngày càng nhiều, cơ thể cũng dần lão hóa. Và sức khỏe của buồng trứng ở phụ nữ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi phụ nữ được sinh ra đã có một lượng trứng hữu hạn trọng cơ thể. Đến tuổi dậy thì, buồng trứng “say ngủ” bắt đầu tỉnh giấc và hoạt động mạnh mẽ. Qua mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng trứng trên buồng trứng giảm dần. Theo thời gian, nhất là sau tuổi 35, dự trữ buồng trứng và chất lượng noãn giảm rõ rệt. Và phương pháp trữ đông noãn ngày càng được sử dụng phổ biến. Vậy trữ đông noãn là gì? Những ai nên trữ đông noãn? Và kỹ thuật này sẽ được tiến hành như thế nào?
1. Trữ đông noãn là gì?
Noãn là một tế bào to nhất trong cơ thể, bao gồm nguyên sinh chất, nhân, màng ngoài, khi đã chín noãn có kích thước nhỏ hơn hạt kê, hình cầu, màu vàng nhạt. Noãn mang vật chất di truyền của người mẹ. Để khi noãn thụ tinh với tinh trùng của người bố sẽ tạo ra hợp tử.
🌳🌳🌳🌳🌳Tham khảo: Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Đông lạnh noãn là kỹ thuật bảo quản noãn trong điều kiện lạnh sâu bằng hơi ni-tơ hoặc ni-tơ lỏng, trong thời gian dài để sử dụng về sau.
Tầm quan trọng của việc trữ đông noãn
Tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ
Theo xu hướng phát triển của xã hội, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao và nhu cầu tập trung phát triển bản thân cũng tăng nên họ chưa sẵn sàng cho việc sinh nở. Và trữ đông trứng đợi thời điểm thích hợp hơn để ổn định gia đình, con cái cũng là một lựa chọn thông minh hiện nay.
Bảo tồn khả năng sinh sản
Những người đang cần điều trị bệnh lý khác mà thuốc và phương pháp trị liệu có thể ảnh hưởng đến buồng trứng và khả năng sinh sản như: ung thư, hóa trị, xạ trị, các bệnh lý tuyến giáp…thì trữ trứng là một trong những chỉ định cần thiết trước điều trị để đảm bảo việc bệnh nhân có thể có con tại thời điểm thích hợp.
Thời điểm thích hợp để trữ đông noãn
Các nghiên cứu thực tế rằng cho thấy rằng tỉ lệ thành công của một chu kỳ IVF giảm nhanh chóng khi tuổi người phụ nữ tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi. Theo đó, việc trữ trứng hiện nay chưa đưa ra được con số thống nhất. Tuy nhiên đa số đều cho rằng phụ nữ trong trường hợp trữ trứng chủ động nên được thực hiện trước tuổi 35.
2. Quy trình trữ đông noãn được tiến hành như thế nào?
- Quy trình trữ đông noãn sẽ được tiến hành từ bước khám các xét nghiệm cơ bản cho người phụ nữ. Sau khi có các kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân về quy trình, kết quả dự đoán, thuận lợi, rủi ro và chi phí…
- Vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh, bệnh nhân sẽ được tiến hành tiêm kích trứng trong khoảng 10-12 ngày.
- Khi nang noãn đã đến kích thước yêu cầu, mũi tiêm trưởng thành noãn sẽ được thực hiện
- Sau khoảng 36 giờ, chọc hút noãn sẽ được tiến hành
-
Sau khi thu được noãn, các chuyên viên phôi sẽ tiến hành tách khối tế bào bao quanh noãn. Điều này sẽ đánh giá chất lượng noãn và thảo luận với bệnh nhân về số lượng noãn trữ.
-
Trong quá trình trữ, noãn sẽ được đưa xuống nhiệt độ -1960C. Sử dụng chất bảo quản đông lạnh cùng và dụng cụ chứa trứng chuyên dụng.
-
Trứng có thể bảo quản trong phòng đông lạnh tại Lab IVF trong thời gian dài. Tại thời điểm bệnh nhân yêu cầu, noãn sẽ được rã đông để đưa về nhiệt độ thường và sử dụng cho việc tạo phôi và mang thai của bệnh nhân.
3. Những ai nên trữ đông noãn?
Đối tượng trữ noãn được chia làm 2 nhóm: trữ noãn chủ động (người có nhu cầu trữ noãn và sử dụng trong tương lai) và trữ noãn bị động (trữ noãn do bệnh lý) – nhóm đối tượng này thường không có kế hoạch trữ noãn trước đó, trong những điều kiện cụ thể thường được chỉ định trữ để bảo tồn khả năng sinh sản.
Những chỉ định trữ noãn bao gồm :
- Bệnh nhân ung thư sắp trải qua các quy trình điều trị đặc biệt: hóa trị, xạ trị…
- Bệnh nhân mắc các chứng bệnh: hồng cầu lưỡi liềm, hội chứng rối loạn sinh tủy…phải trải qua các quy trình điều trị hoặc phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Bệnh nhân có rủi ro mất khả năng sinh sản vì những bất thường di truyền: mang đột biến BRCA, hội chứng Turner, hội chứng Fragile X…
- Bệnh nhân thực hiện IVF tuy nhiên vào ngày chọc trứng không thu được tinh trùng.
Trên đây là những thông tin về những ai nên trữ đông noãn. Việc trữ đông noãn sẽ rất cần thiết và quan trọng cho một số trường hợp. Đặc biệt là bệnh nhân có chỉ định phải điều trị bệnh lý. Tuy nhiên các chị em nên có kế hoạch mang thai sớm để đảm bảo sức khỏe thai kỳ mẹ và bé.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11