Thụ tinh trong ống nghiệm đã mở ra một trang mới cho những gia đình hiếm muộn. Từ năm 1978, em bé ống nghiệm đầu tiên trên thế giới ra đời. Cho đến nay, đã có hàng triệu người trên thế giới được làm cha mẹ sau nhiều năm mong con. Chuyển phôi là bước cuối cùng trong thụ tinh ống nghiệm. Và sau 14 ngày chuyển phôi, bạn sẽ biết được bạn có thành công hay không. Vậy làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi? Những việc gì cần làm và nên tránh? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian canh niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của chuyển phôi
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Độ tuổi của mẹ
- Chất lượng phôi
- Sự tiếp nhận của niêm mạc tử cung
- Phác đồ thuốc
- Dinh dưỡng…
2. Làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi?
Uống thuốc đúng lịch
Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ IVF, phụ nữ có thể cần thêm thuốc và bổ sung progesterone. Thuốc có thể làm nặng thêm triệu chứng chóng mặt và nôn ói. Do đó, bà mẹ cần uống đầy đủ thuốc của bác sĩ theo chỉ định.
Progesterone là hormone quan trọng để duy trì thai kỳ và thường sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo IVF. Để thai kỳ diễn biến thuận lợi nhất, phụ nữ cần tiếp tục sử dụng progesterone sau khi chuyển phôi, nhằm hỗ trợ quá trình làm tổ và duy trì phôi trong tử cung. Chị em cũng nên bổ sung acid folic trong giai đoạn này.
Hạn chế căng thẳng
Mọi loại căng thẳng trong giai đoạn này đều cần hạn chế. Đây là lúc để thư giãn và thả lỏng. Để tập trung, cảm thấy hạnh phúc, chị em có thể tập thiền, thở hoặc yoga.
Ăn uống lành mạnh
Ba tháng đầu tiên khi mang thai IVF có thể có tình trạng buồn nôn dữ dội, khiến chị em khó ăn uống. Vì vậy, ăn theo khẩu phần nhỏ rất quan trọng. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, chị em có thể ăn uống lành mạnh, tránh ăn ở bên ngoài hoặc dùng món ăn không được nấu nóng. Mọi người nên ăn trái cây và rau quả tươi, bữa ăn giàu calci, protein, vitamin B, chất sắt, đồng thời uống bổ sung vitamin, khoáng chất.
Nghỉ ngơi
Một số người khuyên người mẹ nghỉ ngơi trên giường 24 giờ sau thủ thuật, số khác lại khuyên hoạt động nhẹ nhàng để khiến máu lưu thông tới tử cung, tăng cơ hội mang thai. Thực tế, cần vài ngày để xác định phôi đã làm tổ hay chưa. Chị em nên nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi sức khỏe. Sống chậm rãi có thể giúp đối phó với cảm xúc thất thường, đồng thời bảo vệ cơ thể.
Trên đây là một số thông tin hữu ích làm gì để tăng khả năng làm tổ của phôi. Nhiều chị em hay truyền tai nhau sau chuyển phôi nên nằm yên một chỗ vì sợ phôi “rớt” ra ngoài. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Các chị hãy vận động nhẹ nhàng bình thường, tránh nằm bất động để máu lưu thông tới tử cung tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi làm tổ.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11