Tỷ lệ vô sinh nam đang ngày càng tăng trong xã hội hiện nay. Để xác định nguyên nhân, bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và tư vấn. IUI và IVF là những phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay. Cả 2 phương pháp này đều có thực hiện lọc rửa tinh trùng. Vậy lọc rửa tinh trùng để làm gì? Và vì sao cần lọc rửa tinh trùng trước khi bơm IUI hay làm IVF? Quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào?
1. Lọc rửa tinh trùng là gì?
Tinh trùng là gì?
Tinh trùng là tế bào sinh sản của cánh mày râu. Chúng mang hình hài của những con nòng nọc được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là đầu, thân và đuôi. Tinh hoàn có chức năng sản xuất tinh trùng và tinh dịch chính là nơi bao bọc và nuôi dưỡng chúng.
Tinh dịch là gì?
Tinh dịch là lượng chất lỏng màu trắng đục, dạng sệt, có độ kết dính được phóng ra khi nam giới xuất tinh. Chúng được sản xuất tại khá nhiều cơ quan sinh sản khác nhau như tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh nhưng nhiều nhất vẫn là túi tinh và tuyến tiền liệt.
Sau khi xuất ra bên ngoài từ 5 – 10 phút, tinh dịch sẽ không ở dạng sệt mà nhanh chóng hóa lỏng. Chức năng chính của tinh dịch chính là bảo vệ tinh trùng. Đồng thời nó giúp tinh trùng dễ dàng gặp trứng để hình thành quá trình thụ thai.
Lọc rửa tinh trùng là gì?
Lọc rửa tinh trùng là kỹ thuật dùng để xử lý tinh dịch trước khi thực hiện IUI hoặc IVF. Mục đích của việc lọc rửa tinh trùng là loại bỏ các tinh trùng chết và tinh trùng yếu, dị dạng và tinh tường nhằm thu được mẫu nhiều tinh trùng khỏe mạnh. Qua đó nâng cao tỷ lệ thành công cho hai phương pháp trên.
Lọc rửa tinh trùng để làm gì?
Bình thường tinh trùng có thể sống trong ống sinh dục nữ và có khả năng thụ tinh với trứng trong khoảng từ 2-4 ngày. Việc lọc rửa tinh trùng là nhằm loại bỏ tinh dịch, bỏ phần lớn nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ những tinh dịch chết và lựa chọn những tinh trùng tốt nhất trong 1 thể tích nhỏ để thực hiện bơm IUI hay làm IVF. Chính vì vậy, cần phải lọc rửa tinh trùng trước khi bơm vào buồng tử cung
2. Quá trình lọc rửa tinh trùng được thực hiện như thế nào?
Hai kỹ thuật lọc rửa tinh trùng phổ biến hiện nay là phương pháp ly tâm thang nồng độ (Gradient) và phương pháp bơi lên (Swim up). Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp Swim up mang lại những tinh trùng có độ di động tốt. Phương pháp Gradient lại cho kết quả tốt nhất về số lượng.
Sau khi mẫu tinh dịch được lấy ra từ cơ thể người nam bằng phương pháp thủ dâm hoặc từ mô sinh thiết tinh hoàn sẽ được phân tách từ tinh dịch nhờ vào lớp môi trường lọc chuyên biệt. Nhờ sự tác động của lực ly tâm, các tinh trùng khỏe sẽ đi về một phía. Các tinh trùng yếu hay dị dạng cũng như các mầm bệnh trong tinh tương sẽ đi về phía bên kia. Nhờ vậy, các tinh trùng tốt sẽ được lựa chọn trong một thể tích nhỏ. Khi đó sẽ có những tinh trùng khỏe để bơm vào buồng tử cung hoặc làm IVF.
3. Lợi ích của việc lọc rửa tinh trùng
Tinh dịch có nhiệm vụ trung hòa và bảo vệ tinh trùng khỏi môi trường acid âm đạo. Tuy nhiên, sau khi phóng thích vào âm đạo phụ nữ, tinh dịch gây nên nhiều ảnh hưởng xấu với tinh trùng. Ví dụ như ngăn chặn quá trình hoạt hóa đầu tinh trùng. Tinh dịch chứa nhiều vi trùng gây bệnh ở đường sinh dục nam. Prostaglandin có trong tinh dịch có thể gây co thắt tử cung khi bơm vào buồng tử cung. Thêm vào đó, tinh dịch còn có các tế bào chết và độc tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Tinh dịch khi được bơm trực tiếp vào buồng tử cung có thể gây nên sốc chính vì vậy cần phải thực hiện lọc rửa tinh trùng càng sớm càng tốt.
Trên đây là những thông tin về lọc rửa tinh trùng để làm gì. Đây là một kỹ thuật thường quy tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Kỹ thuật này sẽ giúp các chuyên viên phôi học chọc ra những tinh trùng khỏe nhất, độ di động tốt nhất để bơm IUI hoặc làm IVF
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
Tại sao cần giảm thiểu thai?
Mong ước lớn nhất của mỗi mẹ bầu là có thai kỳ an toàn, vượt ...
Th11