Mang thai là hành trình hạnh phúc đối với mọi người phụ nữ. Đây cũng là thiên chức mà các chị em phụ nữ được tạo hóa ban tặng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên chuẩn bị một sức khỏe và tâm lý tốt. Có như vậy, hành trình thai nghén của bạn sẽ bớt vất vả hơn. Ngay khi nghĩ về mang thai, các bạn nên làm những điều sau đây để có thai kỳ khỏe mạnh. 10 điều nên làm trước khi mang thai là gì?
1. Lợi ích của việc chuẩn bị trước khi mang thai
Hành trình thai kỳ hơn 9 tháng sẽ có nhiều thay đổi đối với người phụ nữ. Khi biết có thêm một mầm sống lớn lên trong cơ thể mẹ, điều này thật hạnh phúc biết bao. Tuy nhiên trên thực tế, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng may mắn khỏe mạnh. Chính vì vậy, người mẹ cần chuẩn bị một sức khỏe và tâm lý tốt để thai kỳ thuận lợi.
Có nhiều yếu tố khiến em bé sinh ra không được khỏe mạnh trong đó có những ảnh hưởng từ trước khi mang thai. Kể đến như những việc sau bạn hoàn toàn có thể khắc phục được trước khi mang thai:
- Do không làm kiểm tra sàng lọc trước sinh
- Do mang thai khi đang mắc bệnh lý
- Mang thai khi mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai chưa đầy đủ
- Yếu tố môi trường như tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại.
2. 10 điều nên làm trước khi mang thai
Hãy nghĩ về cơ thể và cuộc sống của bạn
Vòng eo của bạn sẽ tạm thời “biến mất” một thời gian cho thiên thần bé nhỏ lớn lên. Chính vì vậy, để tránh stress về vóc dáng sau sinh, hãy lên kế hoạch lấy lại vóc dáng sớm. Hãy đặt mục tiêu thể dục 30 phút mỗi ngày cho môn thể thao nhẹ nhàng. Đi bộ, yoga, bơi lội… là những bài tập tuyệt vời.
Chế độ ăn lành mạnh cho một người
Hãy tập trung vào ăn uống đầy đủ việc việc tạo ra em bé sẽ “tốn” rất nhiều protein, sắt, canxi… Ưu tiên các loại trái cây, các loại rau xanh lá, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm sữa ít chất béo. Hãy yêu cầu chồng bạn cùng đồng hành nhé!
Uống acid folic
Acid folic giúp bạn ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bạn có thể tìm thấy vitamin B này trong các loại thực phẩm như: ngũ cốc, cam quýt… Nhưng sẽ tìm thấy chủ yếu ở viên acid folic. Khi dự định mang thai bạn nên sử dụng acid folic 400mg/ngày.
⭐️⭐️⭐️⭐️Bạn nên biết: Thay đổi lối sống để cải thiện tinh trùng.
Theo dõi cân nặng của bạn
Cân nặng có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản hai giới. Gầy quá sẽ khiến bạn khó mang thai khi thiếu nội tiết dự trữ trong các mô mỡ. Quá cân cũng vậy. Nó sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp và có thể gây cơn chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm…
Kiểm tra sức khỏe sinh sản
Trước khi mang thai 3-6 tháng, bạn nên gặp bác sĩ sản khoa để hỏi một số vấn đề sau:
- Những loại xét nghiệm và vắc xin cần làm trước mang thai
- Quản lý và kiểm soát bất kể các vấn đề về sức khỏe sinh sản
- Các loại thuốc nên dùng hay không nên dùng trước mang thai
- Được tư vấn về vấn đề di truyền, nhất khi bạn có nguy cơ như gia đình đã có người mắc bệnh hay mang gen…
Giảm lượng caffein trong cà phê hoặc trà sữa
Bạn không nên uống quá 20mg cafein/ngày khi đang chuẩn bị mang thai. Bạn có thể chuyển sang nước gạo rang, sữa ấm hoặc các loại nước trái cây.
Từ bỏ việc hút thuốc
Trong những năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá tăng cao hơn 10 năm trở lại đây. Hút thuốc làm giảm khả năng mang thai và làm tăng các nguy cơ sinh non và dị tật cho thai nhi.
Hãy ngừng bia rượu
Uống rượu khiến bạn có thụ thai. Và hãy tránh uống rượu hoàn toàn nếu có thể.
Chuẩn bị ngân sách cho em bé
Trẻ sơ sinh sẽ cần rất nhiều thứ và bạn cần chuẩn bị tốt để việc nuôi con trẻ nên nhẹ nhàng hơn. Chi phí này có thể bao gồm sữa, tã bỉm và các lần tiêm phòng…
Hãy lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trước sinh
Nếu có thể, một kì nghỉ trước khi sinh sẽ giúp bạn có tâm lý tốt hơn trước khi vượt cạn.
Hành trình làm mẹ sẽ có nhiều vất vả. Nhất là những chị em mới mang thai lần đầu. Tuy nhiên khi em bé càng lớn dần lên trong cơ thể bạn, cảm giác đó thực sự rất tuyệt vời. Trên đây là 10 điều nên làm trước khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh, an vui. Chúc các chị em sớm có thiên thần nhỏ cho mình, nhất là các chị em hiếm muộn nhé!
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11