Nội tiết tố nữ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nữ giới. Đó là sự phát triển giới tính, sinh sản và sức khỏe nói chung. Khoảng 80% phụ nữ sẽ bị mất cân bằng hormone sinh dục ở một số thời điểm trong đời. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy nội tiết tố là gì? Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai?
🛑Ngày 12/01/2024: Cơ hội khi chuyển phôi khảm như thế nào?
🛑Ngày 11/01/2024: Tại sao cần kích thích buồng trứng trong điều trị hiếm muộn?
🛑Ngày 10/01/2024: Nguyên nhân nào khiến tinh trùng di động kém?
🛑Ngày 10/01/2024: 8 năm hiếm muộn vì tắc vòi trứng
🛑Ngày 09/01/2024: Bệnh nhân bơm IUI thành công ở lần bơm đầu tiên!
🛑Ngày 11/01/2024: Thụ tinh nhân tạo chi phí như thế nào?
Nội tiết tố nữ là gì?
Hormone là các nội tiết tố được sản sinh một cách tự nhiên trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa các tế bào và các cơ quan nên có ảnh hưởng đến nhiều chức năng sống quan trọng. Trong cơ thể của mỗi người đều sản xuất hormone sinh dục nữ và nam. Khi những hormone này hoạt động không bình thường, chúng sẽ gây ra mất cân bằng nội tiết tố.
Các tuyến chính sản xuất hormone sinh dục là tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (bao gồm buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam).
Nội tiết tố nữ gồm có hai loại chính là estrogen và progesterone. Ngoài ra, trong cơ thể nữ giới còn tồn tại một lượng nhỏ testosterone.
Estrogen là gì?
Estrogen (Oestrogen) hay còn gọi là nội tiết tố Estrogen, là hormone chủ về sinh dục nữ, quy định giới tính ở phái nữ. Estrogen được sản xuất chính ở buồng trứng, một phần nữa ở tuyến thượng thận và nhau thai.
Nội tiết tố nữ Estrogen được coi là hormone quan trọng nhất ở phái nữ, không chỉ giúp duy trì sức khỏe, sắc đẹp mà còn liên quan mật thiết đến sinh lý nữ. Nếu nội tiết tố nữ suy giảm hoặc bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Ngoài ảnh hưởng đến quá trình điều hòa kinh nguyệt, Estrogen còn ảnh hưởng đến sinh sản, đường tiết niệu, tim, mạch máu, xương, da, vú, da, tóc, cơ vùng chậu và não. Đồng thời ảnh hưởng đến đặc điểm sinh dục thứ cấp như lông mu, lông nách. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi Estrogen.
Progesterone là gì?
Progesterone là một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai của người và các loài khác. Ngoài ra, Progesterone còn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid. Hormone này được sản xuất bởi buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận.
Vai trò của progesterone gồm có:
- Chuẩn bị niêm mạc tử cung cho trứng được thụ tinh di chuyển xuống làm tổ
- Nâng cao khả năng mang thai
- Ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng.
Testosterone là gì?
Testosterone được tiết ra ở tuyến thượng thận và buồng trứng. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể, bao gồm:
- Ham muốn tình dục
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
- Sức mạnh của xương và cơ bắp.
Vai trò của nội tiết tố nữ qua từng giai đoạn
Giai đoạn dậy thì
Nội tiết tố nữ kích thích cơ thể nữ giới bước vào tuổi dậy thì (thường từ 8 – 13 tuổi). Hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang (FSH) được sản xuất ở tuyến yên tăng sản xuất khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì, từ đó kích thích sản xuất hormone giới tính đặc biệt là estrogen.
Nồng độ nội tiết tố nữ tăng lên, làm kích thích cơ thể:
- Phát triển vòng ngực
- Phát triển lông mu và lông nách
- Giúp cơ thể phát triển nhanh chóng
- Tăng mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở hông và đùi
- Giúp hoàn thiện cấu trúc, chức năng của buồng trứng, tử cung và âm đạo
- Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Giai đoạn hành kinh
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xảy ra khoảng 2 – 3 năm sau khi ngực bắt đầu phát triển, chủ yếu ở độ tuổi từ 10 đến 16.
Hàng tháng, tử cung dày lên chuẩn bị cho trứng được thụ tinh. Nếu không được thụ tinh, nồng độ estrogen và progesterone sẽ ở mức thấp làm tử cung bắt đầu bóc tách dẫn đến hành kinh, ngày thứ nhất hành kinh là ngày bắt đầu giai đoạn nang trứng.
Trong thai kỳ
Trong giai đoạn hoàng thể, progesterone tăng lên, chuẩn bị tử cung để tiếp nhận trứng được thụ tinh. Thành tử cung dày lên, chứa đầy chất dinh dưỡng và các chất lỏng khác để duy trì phôi.
Nồng độ progesterone và estrogen tăng lên còn có tác dụng bảo vệ tử cung khỏi vi khuẩn và tinh trùng. Cả hai hormone này còn giúp ống dẫn sữa trong vú giãn ra.
Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai?
Rối loạn nội tiết gây rối loạn rụng trứng
Trung bình, một người phụ nữ sẽ rụng trứng 1 lần/tháng. Nếu trong thời gian dài không rụng trứng, quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn, nội mạc tử cung tăng sản, rất dễ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú. Chính điều này làm tăng nguy cơ gây vô sinh. Rối loạn rụng trứng cũng làm giảm cơ hội thụ thai tự nhiên.
Rối loạn nội tiết làm rối loạn chu kì kinh nguyệt
Nội tiết rối loạn làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (dài hơn hoặc ngắn hơn), thời kỳ hoàng thể ngắn hơn dẫn đến nội mạc tử cung tăng sản, cản trở sự rụng trứng. Dù trứng có được thụ thai, phôi cũng không thể bám vào để làm tổ dẫn đến sảy thai sớm. Thiếu estrogen sẽ khiến lớp nội mạc tử cung mỏng đi. Thừa estrogen nhưng thiếu progesteron sẽ làm nội mạc tử cung bớt “màu mỡ”.
Tại Viện Mô phôi, tình trạng nữ giới hiếm muộn gặp vấn đề rối loạn nội tiết gặp rất nhiều. Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có những phương hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc này cần có thời gian và bạn phải kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12