Trải qua hành trình vất vả, thai phụ thường có nhiều nỗi lo lắng để thai kỳ IVF an toàn. Sau khoảng 12 tuần đầu được theo dõi sát sao bởi bác sĩ điều trì. Từ tuần 13 thai kỳ, thai IVF được theo dõi không khác gì thai tự nhiên. Tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh cho cả thai phụ và thai nhi là rất quan trọng. Đặc biệt là tiêm phòng uốn ván. Thai IVF nên tiêm phòng uốn ván vào tuần bao nhiêu?
❌Ngày 19/02/2024: Có cách nào để tăng chỉ số AMH không?
❌Ngày 19/02/2024: Nên làm gì khi bạn đang mong con?
❌Ngày 19/02/2024: Chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh tốt hơn?
❌Ngày 19/02/2024: Sau chuyển phôi có nên đi làm luôn không?
❌Ngày 19/02/2024: Tin vui đầu năm từ đồng đội
❌Ngày 19/02/2024: Một số kỹ thuật để tăng tỷ lệ thành công khi điều trị IVF
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván – còn được gọi là phong đòn gánh. Đây là chứng bệnh gây co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trong môi trường sôn Cg thể lây nhiễm vào người khỏe qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của vi khuẩn uốn ván rất mạnh. Đun sôi, tiệt trùng trong thời gian dài vẫn có khả năng không loại bỏ được vi khuẩn uốn ván triệt để.
Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm đau đớn. Trước tiên ở các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy, sau lan ra cơ thân. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Ở bà bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục. Và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Một khi các vi khuẩn tấn công vào cơ thể, chúng sẽ sản xuất một loại độc tố tên là tetanospasmin đi vào máu. Độc tố này khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật. Và dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa bệnh. Do đó, phụ nữ nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ toàn diện cho mẹ và bé.
Theo các bác sĩ, tiêm uốn ván giúp người mẹ tự tạo kháng thể tránh lây nhiễm. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng cũng hỗ trợ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho mẹ và bé, không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, các thai phụ nên thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
Các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai hiện có:
- Vắc xin Adacel (Canada). Loại vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ, giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào.
- Vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván Boostrix (Bỉ). Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học GSK.
- Vắc xin uốn ván hấp phụ VAT. Được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam.
Thai IVF nên tiêm phòng uốn ván vào tuần bao nhiêu?
Với một thai kỳ ổn ở tuần thứ 23 và thành công của việc thực hiện chuyển phôi IVF, quá trình mang thai tự nhiên và mang thai IVF sẽ giống nhau.
Sau mốc 12 tuần mang thai sẽ hoàn toàn giống mang thai tự nhiên. Vậy nên việc tiêm uốn ván, quản lý thai giống mang thai tự nhiên. Vậy nên mũi tiêm uốn ván đầu tiên sẽ là tuần thứ 20 nếu bạn mang thai lần đầu. Hoặc mang thai lần 2 cách lần đầu 5 năm thì bạn sẽ tiêm uốn ván cách mũi đầu 4 tuần là tuần thứ 24. Nếu các lần mang thai sau cách lần đầu dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván. Các chị em hoàn toàn yên tâm theo dõi, quản lý thai kỳ theo lịch hẹn khám thai bác sĩ đã tư vấn cho bạn.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11