Dự trữ buồng trứng là chỉ số rất quan trọng để tiên lượng khả năng sinh sản của phụ nữ. Hiện nay, xét nghiệm AMH là xét nghiệm có độ tin cậy cao trong khám và điều trị hiếm muộn. AMH là chỉ số không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể xét nghiệm bất kỳ ngày nào mà không ảnh hưởng đến kết quả. Nhiều bệnh nhân lo lắng rằng: AMH thấp có mang thai được không? AMH thấp có gặp khó khăn gì khi điều trị hiếm muộn không?
Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
Ngày 18/07/2024: Tác động của stress đến khả năng sinh sản ở nam giới được hiểu hiện như thế nào?
Ngày 17/07/2024: 10 năm đồng hành cùng Viện và có hai bạn nhỏ!
Ngày 11/07/2024: Những trường hợp nào cần thực hiện PGT-M?
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số AMH
AMH viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Anti – Mullerian Hormone) là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số lượng trứng non hiện có ở hai bên buồng trứng hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dựa vào chỉ số AMH có thể đánh giá được khả năng sinh sản của phụ nữ ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Nữ giới khỏe mạnh dưới 38 tuổi, chỉ số AMH bình thường nằm trong khoảng 2,2 – 6,8 ng/ml (14,28 – 48,55 pmol/L).
Xét nghiệm AMH là gì?
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone Anti-Mullerian trong máu. AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng.
Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại. Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số AMH?
- Độ Tuổi: Tuổi càng cao thì dự trữ buồng trứng càng thấp
- Tình trạng hút thuốc, uống rượu: Lối sống không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tới chỉ số AMH.
- Tình trạng béo phì
- Buồng trứng đa nang
- Sử dụng thuốc tránh thai: có thể làm giảm số lượng nang noãn hiện có ở buồng trứng, khiến chỉ số AMH giảm.
- Hóa trị, xạ trị
- Phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng
- Bẩm sinh. Nghĩa là một người phụ nữ được sinh ra với số lượng nang noãn thấp hơn ngưỡng bình thường…
AMH thấp có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Một số phụ nữ có mức AMH thấp sẽ có những triệu chứng như quá trình mãn kinh tự nhiên. Bao gồm buồn nôn, cơn bốc hỏa, chóng mặt, dễ kích động, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục,… Và quan trọng nhất là mất khả năng sinh sản.
Những phụ nữ có mức AMH thấp thường sẽ bị mãn kinh sớm hơn so với bình thường. Ngoài ra, cơ hội mang thai bằng chính tế bào trứng của bản thân cũng sẽ giảm xuống rất nhiều, đặc biệt khi chỉ số AMH quá thấp thì khả năng có con gần như bằng không. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân. Nếu một bệnh nhân chỉ mới 35 tuổi có dự trữ buồng trứng thấp thì họ vẫn còn cơ hội so với những bệnh nhân trên 40 tuổi có mức AMH tương tự. Đó là nguyên nhân tại sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân có chỉ số AMH thấp nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tăng tỷ lệ có thai thành công.
Khi buồng trứng 2 bên không có noãn nữa, hoặc noãn không đủ chất lượng để thụ thai thì người bệnh có thể cân nhắc giải pháp xin noãn của một người phụ nữ khác có chất lượng noãn tốt hơn để thụ tinh ống nghiệm, tăng cơ hội được trải qua khoảng thời gian mang thai và sinh con hằng mong ước.
AMH thấp có mang thai được không?
Chỉ số AMH bao nhiêu là thấp?
Mức AMH có thể cung cấp số lượng noãn còn lại trên buồng trứng. Từ đó tiên đoán về khả năng sinh sản trong tương lai.
- AMH bình thường. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml.
- AMH cao. Những ai có chỉ số AMH cao và quá cao (>10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang). Người có chỉ số AMH cao vẫn có khả năng mang thai tự nhiên. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- AMH thấp. Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
AMH thấp có mang thai được không?
Khi AMH thấp nghĩa là dự trữ buồng trứng thấp hơn bình thường. Khi đó, khả năng có thai tự nhiên sẽ bị giảm đáng kể và tăng nguy cơ vô sinh. Tuy nhiên AMH thấp không có nghĩa là bạn hết cơ hội mang thai. Kết hợp với các kết quả khám, bác sĩ có thể chỉ định một phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml
Chỉ số AMH thấp khoảng 1,0-1,5 ng/ml cho thấy khả năng dự trữ của buồng trứng bị suy giảm. Tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn chỉ số AMH < 1ng/ml được xem là rất thấp và tiên lượng trong hầu hết các trường hợp là rất khó có thai.
Tuy nhiên, nếu bạn 30 tuổi có AMH là 0.9 ng/ml thì xác suất thành công sẽ cao hơn so với người 40 tuổi có cùng chỉ số AMH.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12