Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Việc kiêng khem sau khi sinh rất quan trọng giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Trước đây nhiều người quan niệm bà đẻ phải kiêng khem ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, hiện nay thời gian kiêng khem đã không còn kéo dài như vậy. Vậy bà đẻ sau sinh kiêng bao lâu thì làm được việc nhà? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thời gian làm việc nhà sau sinh là bao lâu ngay sau đây.
I. Phụ nữ sau sinh có cần kiêng làm việc nhà?
Bà đẻ sau sinh có cần kiêng làm việc nhà? Câu trả lời là có. Theo các chuyên gia dù chị em sinh thường hay can thiệp phẫu thuật đều phải có thời gian để nghỉ ngơi giúp phục hồi sức khỏe.
Bởi quá trình sinh khiến sức khỏe người nữ bị yếu hơn trước. Nếu chị em không kiêng khem sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng về sau. Đặc biệt với những chị em sinh mổ thì càng phải kiêng lâu hơn.
Với chị em sau sinh cần phải kiêng nhiều vấn đề trong đó có làm việc nhà. Sau sinh, cơ thể chị em yêu, đau đớn do vết mổ hoặc rạch tầng sinh môn. Nếu làm việc nhà lúc này cơ thể sẽ phải hoạt động trong tình trạng mệt mỏi. Chưa kể đến tư thế cúi người để quét nhà, lau nhà sẽ ảnh hưởng đến cột sống của chị em.
Như vậy, sau sinh chị em cần kiêng làm việc nhà trong một thời gian. Điều này vừa giúp sức khỏe sẽ sớm ổn định hơn vừa hạn chế các biến chứng hậu sản nguy hiểm.
II. Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu?
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Theo các bác sĩ tại Viện Mô Phôi Lâm Sàng Quân Đội, thì tùy chị em sinh thường hay sinh mổ sẽ có thời gian kiêng khem khác nhau.
1. Đối với phụ nữ sinh thường
Với chị em sinh thường, chỉ sau khoảng vài tuần sức khỏe cũng đã ổn định phần nào. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phải mất 1 tháng nếu mẹ có sức khỏe khỏe yếu.
Như vậy, thời gian kiêng khem làm việc nhà của nữ giới sinh thường sẽ khoảng 2 – 4 tuần. Tùy vào thể trạng, sức khỏe của chị em mà thời gian kiêng làm việc nhà sẽ khác nhau.
2. Sinh mổ bao lâu thì làm việc nhà được?
Nữ giới sinh mổ cần phải có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì trường hợp này khi sinh có sự tác động của dao kéo, nên thời gian để vết mổ phục hồi lâu hơn. Nếu chị em làm việc nhà sớm sẽ khiến vết mổ bục chỉ hay sa sinh dục.
Vậy sinh mổ bao lâu thì làm việc nhà được? Điều này cũng phụ thuộc vào sự phục hồi của sức khỏe. Nhiều mẹ chỉ khoảng 6 tuần sức khỏe đã ổn định, nhưng cũng có trường hợp mất khoảng 8 tuần.
Như vậy, với mẹ sinh mổ thì nên kiêng ít nhất từ 6 – 8 tuần mới làm việc nhà. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên lắng nghe cơ thể. Nếu cảm thấy sức khỏe đã ổn định các bạn có thể làm các việc nhà nhẹ nhàng.
III. Những kiêng cữ bà bầu cần ghi nhớ sau sinh
Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu chắc hẳn các mẹ cũng đã nắm rõ. Ngoài kiêng việc nhà, bà bầu cũng cần phải kiêng khem một số vấn đề sau sau khi sinh.
1. Tránh hoạt động quá sức
Việc sinh con khiến cho sức khỏe của người mẹ giảm đi rất nhiều. Nên sau khi sinh cần phải kiêng các hoạt động quá sức như tập thể dục cường độ cao, mang vác, làm việc nặng nhọc… Những việc làm này vừa gây hại cho sức khỏe vừa khiến quá trình phục hồi kéo dài hơn.
2. Kiêng một số thực phẩm
Sau sinh cơ thể cần nạp nhiều chất quan trọng để phục hồi sức khỏe, cung cấp nguồn sữa cho con. Trong chế độ ăn uống, các mẹ cũng kiêng một số món ăn sau:
- Các món ăn cay nóng.
- Thực phẩm chứa thủy ngân.
- Đồ ăn lạnh.
- Thực phẩm chưa được nấu chín.
- Đồ ăn chua.
- Các loại hạt.
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm chiên rán bằng dầu.
- Món ăn gây sẹo.
3. Kiêng quan hệ tình dục
Một vấn đề tế nhị nhưng rất quan trọng đó là chị em cần phải kiêng chuyện chăn gối sau sinh. Do lúc này tử cung của mẹ còn yếu, vết thương chưa được phục hồi hẳn. Nên nếu quan hệ thời điểm này rất dễ gây tổn thương, viêm nhiễm.
Vợ chồng tốt nhất nên kiêng chuyện chăn gối khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, thời điểm này chỉ mang tính tham khảo, các bạn nên chờ sức khỏe tốt mới nên quan hệ.
4. Tránh sử dụng mỹ phẩm
Sau sinh các mẹ đối mặt với nhiều vấn đề về da như nám, mụn. Nên nhiều mẹ lo lắng và tìm ngay đến các loại mỹ phẩm để cải thiện.
Tuy nhiên, cơ thể của mẹ sau sinh rất nhạy cảm dễ bị kích ứng với mỹ phẩm. Do đó, tốt nhất hãy kiêng sử dụng để tránh khiến da tồi tệ hơn.
5. Tránh xa chất kích thích
Chất kích thích không hề tốt cho sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt, chất kích thích còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi trẻ bú mẹ, các chất xấu có trong sữa sẽ đi vào cơ thể trẻ và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên nói không với những đồ uống chứa cafein. Vì chất này vừa gây mất ngủ cho mẹ mà còn khiến trẻ khó chịu.
6. Chú ý khác
Một số chú ý quan trọng khác các mẹ nên biết:
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính.
- Nên tắm nước ấm, tuyệt đối không tắm nước lạnh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi không nên đi làm quá sớm.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Giữ tâm trọng thoải mái, vui vẻ tránh stress gây trầm cảm sau sinh.
IV. Những việc mẹ bầu nên làm sau sinh
Cuối bài viết sẽ là gợi ý của bác sĩ Viện Mô phôi về các làm việc làm sau sinh mẹ nên biết.
- Dinh dưỡng đầy đủ: Sau sinh cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể người mẹ hồi phục. Đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm tốt sau sinh như rau ngót, rau lang, thịt bò, trái cây…
- Vận động phù hợp: Mặc dù được khuyến cáo nên nghỉ ngơi sau sinh nhưng chị em cũng nên vận động nhẹ nhàng. Việc tập luyện sẽ giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt, đảm bảo các hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru.
- Dùng nước ấm vệ sinh: Cơ thể người mẹ sau sinh rất yếu nên khi vệ sinh cơ thể cần phải dùng nước ấm. Nếu sử dụng nước lạnh sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh, sức khỏe kém.
Trên đây là thông tin giải đáp bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Thời gian kiêng làm việc nhà phụ thuộc chị em sinh mổ hay sinh đẻ. Ngoài việc kiêng làm việc nhà, chị em cũng nên nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để sức khỏe phục hồi sớm.
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10