Uống đủ nước hằng ngày được xem như là nguyên tắc giúp nước ối đảm bảo cho thai kỳ. Tuy nhiên, để làm được điều đó mẹ bầu phải uống đúng cách, uống đúng thời điểm. Ngay sau đây sẽ là thông tin cụ thể về cách uống nước để vào ối chị em nên bỏ túi.
I. Vai trò của nước ối đối với thai nhi
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện túi ối bao quanh cơ thể của em bé. Tùy vào từng thời điểm mà lượng nước ối sẽ thay đổi. Vậy nước ối có vai trò gì đối với thai nhi?
Theo các chuyên gia Viện mô phôi, nước ối đóng vai trò quan trọng trong suốt 9 tháng thai kỳ. Cụ thể như sau:
- Lượng nước ối có trong túi ối sẽ giúp thai nhi hạn chế những ảnh hưởng đến từ tác động bên ngoài.
- Nước ối có đặc điểm cách nhiệt nên sẽ duy trì nhiệt độ thích hợp cho em bé trong suốt 9 tháng.
- Giúp em bé tránh khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm, tạo môi trường sống an toàn.
- Vào những tháng cuối, thai nhi sẽ hấp thụ 1 phần của nước ối. Hành động sẽ giúp hệ tiêu hóa và phổi của em bé làm quen dần với nhiệm vụ của mình.
- Không gian nước ối bên trong rất thích hợp để em bé thoải mái di chuyển. Nhờ đó, hệ xương và cơ bắp của bé phát triển tốt.
- Với mẹ bầu, khi lâm bồn, nước ối vỡ sẽ giúp đường âm đạo trơn và các mẹ sẽ dễ sinh hơn.
Có thể thấy, nước ối mang đến rất nhiều lợi ích cho em bé. Chính vì thế, nếu lượng nước ối bị thiết hụt. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nên cần phải khắc phục sớm.
II. Nguyên nhân và cách nhận biết thiếu ối
Trước khi đề cập đến cách uống nước để vào ối. Bác sĩ Viện Mô phôi sẽ điểm mặt một số nguyên nhân khiến nước ối bị thiếu.
- Bắt đầu từ tuần thứ 16, nước ối chủ yếu sẽ là nước tiểu của thai nhi đào thải ra. Trong trường hợp hệ bài tiết của thai nhi bất thường thì nước lượng nước tiểu bài tiết ra sẽ ít.
- Thai nhi không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cũng kéo theo hệ lụy thai nhi bài tiết ít nước tiểu.
- Nhau thai gặp bất thường cũng là một trong những thủ phạm thường gặp.
- Vì nhiều lý do khiến cho màng ối bị rách, nên lượng ối sẽ rỉ ra bên ngoài.
- Trường hợp mẹ bầu mang thai quá tuần thứ 40 trở đi, lượng nước ối sẽ bị giảm rõ rệt.
- Một số trường hợp có thể xuất hiện từ người mẹ. Điển hình như cơ thể mẹ uống không đủ nước, tiền sản giật…
- Nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân do đâu.
Vậy khi thiếu ối mẹ bầu sẽ có những triệu chứng nào? Nhận biết các dấu hiệu thiếu ối sẽ giúp mẹ bầu can thiệp sớm hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến thai kỳ. Dưới đây là một dấu hiệu mẹ bầu nên lưu ý:
- So với tuổi thai, kích thước bụng của người mẹ nhỏ bất thường.
- Những lần mang thai trước đó mẹ bầu từng bị thiếu ối thì lần mang thai sau sẽ có nguy cơ cao.
- Khi siêu âm, bác sĩ quan sát thấy lượng nước ối không đạt chỉ tiêu.
⭐⭐⭐ BẠN ĐANG QUAN TÂM: Thiếu ối uống nước đỗ đen có hiệu quả không?
III. Hướng dẫn cách uống nước để vào ối an toàn
Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng thiếu ối trong thai kỳ. Trong đó, cách uống nước để vào ối là phương pháp dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu cần phải uống đúng cách, uống đúng thời điểm.
1. Liều lượng
Uống gì để nước ối nhiều? Lời khuyên cho sản phụ đó là bổ sung nước lọc đầy đủ mỗi ngày. Hãy đảm bảo mỗi ngày uống từ 2 lít nước trở lên. Vào mùa hè thì có thể uống nhiều hơn. Với liều lượng này thì cơ thể của sản phụ sẽ sớm được bù nước, nước ối sẽ được tăng lên.
2. Thời điểm uống
Cách uống nước để vào ối tiếp theo đó chính là chị em cần phải uống đúng thời điểm. Bên cạnh uống nước ngay khi bản thân thấy khát nước. Mẹ bầu cũng lưu ý bổ sung nước ở trong những thời điểm sau.
- Buổi sáng: Cụ thể hơn đó là ngay sau khi mẹ bầu thức dậy. Uống 1 cốc nước ấm ngay lúc này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng nghĩa với việc nước ối cũng sẽ được tăng cường.
- Trước khi đi ngủ: Uống nước thời điểm này sẽ giúp cơ thể mẹ bầu được cung cấp nước trong suốt cả đêm dài. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên uống lượng vừa phải để tránh đi tiểu đêm nhiều lần.
- Sau khi ăn 30 phút: Đây là thời điểm thích hợp để mẹ uống nước vào ối tốt hơn. Lúc này, lượng thức ăn đã được hấp thu nên việc uống nước không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
- Sau khi tắm: Sau khi tắm cơ thể mẹ bầu sẽ mất một lượng nước nhất định. Hãy uống ngay 1 cốc nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể.
- Cơ thể mệt mỏi: Đây có thể là dấu cho thấy mẹ bầu đang bị thiếu ối.
3. Bổ sung trái cây mọng nước
Bên cạnh uống nước lọc, chị em cũng có thể bổ sung nước từ các loại trái cây mọng nước. Thực tế, hàm lượng nước có trong những loại trái cây này rất cao, lên tới 90%. Do đó, mẹ hãy bổ sung nước thêm bằng cách ăn hoa quả, làm nước ép.
IV. Một số lưu ý cho bà bầu khi thiếu ối
Cách uống nước để vào ối như thế nào chắc chắn các mẹ cũng đã nắm rõ. Bên cạnh uống đủ nước, mẹ bầu hãy áp dụng một số lưu ý dưới đây để sớm cải thiện tình trạng thiếu ối.
1. Tránh thực phẩm lợi tiểu
Mẹ bầu càng sử dụng nhiều thực phẩm lợi tiểu bao nhiêu thì tần suất đi tiểu sẽ tăng bấy nhiêu. Việc tiểu tiện thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể mất nước, dẫn tới thiếu ối. Hãy lưu ý vấn đề này để vừa tránh bị thiếu ối vừa tránh sự phiền hà do phải đi tiểu tiện nhiều lần.
2. Tư thế ngủ phù hợp
Một mẹo tăng nước ối khá hay được nhiều chị em truyền tai nhau đó là ngủ đúng tư thế. Tư thế thích hợp cho mẹ bầu đó là nằm nghiêng về bên trái. Ở tư thế này quá trình lưu thông máu đến các bộ phận sẽ tốt hơn. Nhờ đó, quá trình sản xuất nước ối cũng sẽ được cải thiện.
3. Can thiệp y tế khi cần thiết
Trong một số trường hợp thiếu ối ở mức độ nghiêm trọng. Mẹ bầu sẽ cần có sự can thiệp y tế để bổ sung nước ối cho thai nhi. Cụ thể gồm tiêm dịch ối, tiêm tĩnh mạch hay sử dụng ống thông…
Trên đây là thông tin chi tiết về cách uống nước để vào ối. Mặc dù chỉ là thói quen đơn giản hàng ngày, nhưng nếu sử dụng đúng cách tình trạng nước ối sẽ được cải thiện đáng kể. Mẹ bầu đừng quên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và sử dụng đúng thời điểm để cung cấp nước ối cho thai nhi nhé.
Bài viết liên quan
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11
Xét nghiệm AMH có cần nhịn ăn sáng không?
AMH là chỉ số nội tiết rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh ...
Th11