Cần kiêng gì sau chuyển phôi?

267552122 428522288938634 3008168923854953532 n

Chuyển phôi là giai đoạn rất quan trọng của một ca IVF. Sau chuyển phôi 12-14 ngày, bệnh nhân sẽ biết kết quả đậu thai hay không. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều tâm lý lo lắng của bệnh nhân sau một thời gian chờ đợi. Thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình phức tạp. Điều đó đòi hỏi các khâu phải có sự kết hợp chặt chẽ và chính xác trong quá trình thực hiện. Sự làm tổ và phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cần kiêng gì sau chuyển phôi?

1. Những yếu tố quyết định sự làm tổ của phôi

Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Chuyển phôi được thực hiện dưới siêu âm. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5, ngày 6.

Tỷ lệ làm tổ của phôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ của phôi.

Chất lượng trứng và tinh trùng

2 vật liệu di truyền quan trọng nhất, là “nguyên liệu” cốt lõi trong quá trình IVF, nên nếu chất lượng trứng tốt kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh sẽ tạo ra phôi tốt, giúp tăng tỷ lệ đậu thai.

Chất lượng phôi

Được đánh giá dựa trên các yếu tố: độ đồng đều về kích thước phôi, độ phân mảnh bào tương, nhân phôi bào,… chất lượng phôi được phân thành rất tốt, tốt và trung bình đánh giá theo tỷ lệ đậu thai khi đưa vào cơ thể mẹ. Phôi có chất lượng tốt và rất tốt, khi được đưa vào cơ thể sẽ có tỷ lệ phát triển thành thai cao nhất.

Niêm mạc tử cung

Khi trứng và tinh trùng hợp nhất với nhau “ăn ý” trong ống nghiệm tạo thành phôi, chuyển vào tử cung của người mẹ thì phôi thai sẽ tiếp xúc với niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Do đó niêm mạc tử cung được xem là mảnh đất màu mỡ cho “hạt mầm” phôi thai sinh sôi.

📌📌📌Có thể bạn chưa biết: 10 điều nên làm trước khi mang thai

20200130 141011 260914 niemmactucung.max 1800x1800 1
Niêm mạc tử cung hình dạng hạt cà phê (3 lá) với độ dày 8-12mm là độ dày lý tưởng để phôi làm tổ.

Niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng đậu thai sau chuyển phôi. Độ dày niêm mạc lý tưởng để chuyển phôi khoảng từ 8 – 14 mm. Với hình thái ba lá hạt cà phê.

Tình trạng sức khỏe và tâm lý của người mẹ

Tâm lý của người mẹ tác động đến tất cả các khâu trong quá trình làm IVF. Đặc biệt, stress khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung…

Ở những trường hợp có bệnh lý kèm theo như lạc nội mạc tử cung, dính buồng trứng, nhân xơ dưới niêm mạc… cũng dẫn tới giảm khả năng đậu thai.

Các thao tác kỹ thuật khi tiến hành các kỹ thuật

Các bước tiến hành kích trứng, chọc trứng, chuyển phôi… Nghe qua thì đơn giản nhưng khi làm có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề của bác sĩ. Thao tác tiến hành làm sao phải nhanh, chính xác đến từng milimet để có được kết quả tốt. Và quan trọng không gây biến chứng cho bệnh nhân.

2. Cần kiêng gì sau chuyển phôi?

Không nên vận động mạnh

Sau chuyển phôi, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi tầm 3 giờ đồng hồ tại Viện và có thể về nhà. Bệnh nhân nên di chuyển bằng ô tô. Các chị em vẫn có thể đi lại vận động bình thường, vừa sức, nhưng không gây mệt, không nên nằm yên một chỗ. Sau chuyển phôi, hai vợ chồng nên kiêng quan hệ tình dục để trách kích thích co bóp tử cung.

Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử

  • Các thiết bị điện tử sẽ mang lượng bức xạ điện từ cao. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ.
  • Nếu chị em tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… nhiều và thường xuyên có thể làm tổn thương phôi thai, ngăn cản quá trình thụ thai.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng thiết bị điện tử nhiều có thể dễ bị trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều biến chứng khác.

Tránh căng thẳng, stress

Tâm lý căng thẳng không hề có lợi cho quá trình làm tổ và phát triển của phôi. Bạn cần giữ tâm lý thoải mái để quá trình làm tổ của phôi diễn ra thuận lợi.

Không thử thai sớm

Có rất nhiều bệnh nhân vì tâm lý căng thẳng đã thử thai sớm. Thậm chí thử thai bằng que thử thai khi mới chuyển phôi được 4, 5 ngày. Điều này không hề có lợi. Thậm chí nó còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý bệnh nhân. Chính vì vậy, hãy xét nghiệm beta hCG theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.

Trên đây là thông tin cần kiêng gì sau chuyển phôi. Điều quan trọng nhất sau chuyển phôi, là bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc. Thai kỳ IVF ở giai đoạn đầu cần sử dụng thuốc nội tiết để nuôi dưỡng thai. Chính vì vậy, không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status