Chuyển 1 phôi được thai đôi là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều cặp đôi. Thực chất, trong quá trình thực hiện IVF các bác sĩ chỉ khuyến khích chỉ nên chuyển 1 phôi để tránh mang đa thai. Song vẫn có trường hợp chuyển 1 phôi đậu 2 thai khiến nhiều người lo lắng. Vậy đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Chuyển 1 phôi được thai đôi có ảnh hưởng gì không? Ngay sau đây, chúng tôi sẽ có những thông tin xung quanh vấn đề này.
I. Chuyển 1 phôi có thể sinh đôi không?
Chuyển 1 phôi có thể sinh đôi không? Câu trả lời là có. Tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, các bác sĩ thường tư vấn cho các cặp đôi chỉ nên chuyển 1 phôi để tránh mang đa thai. Song vẫn có những trường hợp chuyển 1 phôi được thai đôi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do phân tách phôi.
Trong quá trình nuôi phôi, hợp tử sẽ tiến hành phân tách thành nhiều tế bào và phát triển thành phôi. Quá trình phân tách này không thể nhận viết bằng mắt thường. Nên sau khi chuyển phôi, người mẹ sẽ mang đa thai mà không hề hay biết trước.
Ngoài ra, người mẹ cũng có thể mang thai đôi khác trứng khi chuyển phôi. Có nghĩa là một phôi do thụ thai tự nhiên và một phôi được chuyển từ phòng thí nghiệm vào.
Nguyên nhân dẫn đến tính trạng này là do khi bác sĩ can thiệp chọc hút trứng thì tế bào noãn sẽ được phóng ra. Trong thời gian này, nếu các cặp đôi quan hệ thì quá trình mang thai tự nhiên sẽ diễn ra. Như vậy, chuyển 1 phôi được thai đôi có thể do quá trình phân tách phôi hoặc do người nữ mang thai khác trứng.
II. Nên chuyển 1 phôi hay 2 phôi?
Việc nên chuyển 1 phôi hay 2 phôi sẽ phụ thuộc vào tiên lượng của mỗi cặp đôi. Cặp đôi được xem là có tiên lượng nếu hội tụ đầy đủ những tiêu chí sau:
- Tuổi của người mang thai.
- Phôi thai nguyên bội.
- Chất lượng phôi đang lưu trữ tốt.
- Trước đó đã có thai sống.
Một số yếu tố khác để quyết định số lượng phôi chuyển đó chính là ngày chuyển và tuổi của người nữ. Dưới đây là thông tin cụ thể về số lượng phôi chuyển cho các trường hợp.
Đối với phôi ngày 3:
- Nữ giới <35 tuổi: Số lượng phôi từ 1 – 2.
- Nữ giới từ 35 – 37 tuổi: Số lượng phôi 2.
- Nữ giới từ 38 – 40 tuổi: Số lượng phôi 3.
- Nữ giới >40 tuổi: Số lượng phôi 5.
Đối với phôi ngày 5:
- Nữ giới <35 tuổi: Số lượng phôi từ 1.
- Nữ giới từ 35 – 37 tuổi: Số lượng phôi 2.
- Nữ giới từ 38 – 40 tuổi: Số lượng phôi 2.
- Nữ giới >40 tuổi: Số lượng phôi 3.
📛📛📛 ĐỌC NGAY: Canh niêm mạc bao nhiêu thì chuyển phôi được?
III. Chuyển 1 phôi được thai đôi có ảnh hưởng gì không?
Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ thường tư vấn cho chị em chuyển 1 phôi trong quy trình IVF. Bởi việc mang đa thai sẽ khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên chuyển 1 phôi được thai đôi cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến mẹ và bé.
Cụ thể:
1. Sinh non
Sinh non là biến chứng thường gặp của việc mang đa thai khi chuyển 1 phôi. Việc sinh non khiến em bé gặp nhiều biến chứng sau này.
Với những thai sinh trước 37 tuần thường sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý liên quan đến mắt, hô hấp và vấn đề ăn uống. Sau đó có thể gặp bất thường về hành vi hay việc học tập.
Còn mẹ bầu sinh con trước 32 tuần sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể tử vong. Có nhiều trường hợp sinh non cần phải thăm khám kiểm tra suốt cuộc đời.
❗❗❗ Bạn cần biết: Tại sao thai IVF hay sinh non? Phòng tránh như thế nào?
2. Sảy thai
Nhiều chị em mang đa thai có nguy cơ bị sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ở những tháng tiếp theo, nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách cũng sẽ có nguy cơ sảy thai.
3. Tiền sản giật
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Biến chứng này thường xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau khi người phụ nữ sinh con. Với những chị em chuyển 1 phôi được thai đôi thì càng có nguy cơ cao và nguy hiểm hơn.
Biến chứng này gây tổn thương ở nhiều bộ phận chủ yếu là mắt, gan, não và thận. Nếu mẹ bị tiền sản giật, các bác sĩ thường tư vấn sinh sớm để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Tiểu đường thai kỳ
Một biến chứng khác mẹ bầu cũng có thể gặp phải đó chính là tiểu đường thai kỳ. Thai phụ bị tiểu đường sẽ khiến em bé sau sinh gặp bất thường về hô hấp.
5. Trầm cảm
Theo thống kê, nữ giới mang đa thai sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn so với việc mang thai đơn.
6. Thai nhi phát triển bất thường
Trong suốt 9 tháng ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ phát triển bất thường. Nếu càng mang nhiều thai thì sự bất thường càng cao hơn.
7. Thai nhi có chung một bánh rau
Nếu 2 em bé chung một bánh rau sẽ khiến cho việc truyền máu gặp bất thường. Có nghĩa là một thai được truyền dư máu còn một thai bị thiếu máu. Mặc dù biến chứng này ít xảy ra nhưng nếu xuất hiện sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
8. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Khuyết tật ống thần kinh, mắc bệnh tim, nứt đốt sống… Là dị tật bẩm sinh em bé có thể gặp phải sau khi sinh.
IV. Những điều cần biết khi mang thai đôi
Chuyển 1 phôi được thai đôi có thể xảy ra nên mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Để giúp thai kỳ diễn ra thuận lợi, hạn chế biến chứng. Dưới đây là những điều cần biết khi mang thai đôi mà bác sĩ của Viện Mô phôi chia sẻ.
1. Tuân thủ thăm khám bác sĩ theo định kỳ
Nếu mang đa thai khi làm IVF, mẹ bầu cần phải thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Hãy nhanh chóng quay lại cơ sở điều trị hiếm muộn để can thiệp.
Đặc biệt trong những tháng cuối cần phải lưu ý hơn. Vì lúc này mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao.
2. Chế độ ăn uống
Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển thai nhi và sức khỏe người mẹ. Một chế độ ăn uống tốt, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh.
Song, mẹ bầu mang đa thai rất dễ bị tiểu đường. Nên chỉ cần ăn đủ chất, đủ no, không nên kiêng khem hay ăn quá nhiều.
3. Đảm bảo uống đủ nước
Mẹ bầu hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để tránh gây cạn ối hay sinh sớm hơn do với sự định.
Trên đây là thông tin về chuyển phôi 1 ngày được thai đôi. Nếu bạn vẫn đang quan tâm về vấn đề này, có thể đến Viện Mô phôi để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11