Động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng!

z4816339942223 0be678c243347d4b01340ba7527401f8

Niêm mạc được xem là “mảnh đất” màu mỡ cho phôi thai làm tổ và phát triển. Trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, bệnh nhân cần trải qua giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung. Thế nhưng không phải bệnh nhân nào cũng thuận lợi trong quá trình này. Có bệnh nhân chuẩn bị nội mạc tử cung thuận lợi, được chỉ định chuyển phôi. Cũng có những trường hợp phải chuẩn bị nội mạc tử cung vài chu kỳ mới đáp ứng để chuyển phôi. Đó là trường hợp của chị Minh – 36 tuổi- quê ở Nam Định! Lần chuẩn bị niêm mạc thứ 3 của chị mới đạt độ dày thích hợp và được chỉ định chuyển phôi. Đây chính là động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng!

🔷Ngày 22/04/2023: Niêm mạc tử cung mỏng có thể chuyển phôi không?

🔷Ngày 23/08/2023: U xơ tử cung có gây vô sinh không?

🔷Ngày 26/06/2023: Những bất thường thường gặp ở tử cung là gì?

🔷Ngày 07/07/2023: Tụ dịch màng nuôi nên làm gì?

🔷Ngày 30/08/2023: Tử cung nhi hoá là gì?

🔷Ngày 21/06/2023: Viêm niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc mỏng ảnh hưởng như thế nào đến sự làm tổ của phôi?

Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Vai trò quan trọng của niêm mạc tử cung

NMTC đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Và sự phát triển của thai nhi. Độ dày và tính chất của NMTC có ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, nắm bám và phát triển của phôi thai.
 
Trong chu kỳ kinh nguyệt, NMTC bắt đầu phát triển để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, NMTC sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài cùng với máu. Đó là tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi có sự thụ tinh thành công, phôi thai sẽ di chuyển đến NMTC. Khi đó phôi thai sẽ bắt đầu vùi sâu vào lớp niêm mạc, nắm bám vào đó.
 
Để phôi thai có thể nắm bám và phát triển một cách bình thường, NMTC cần phải đạt độ dày và có chất lượng tốt. NMTC cung cấp chỗ ở và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi thai. Đồng thời cũng tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc nắm bám và phát triển của phôi thai trong tử cung.

Niêm mạc mỏng ảnh hưởng như thế nào đến sự làm tổ của phôi?

Một trong những yếu tố vô cùng cần thiết giúp tạo điều kiện để thai nhi có thể phát triển tốt trong bụng mẹ chính là niêm mạc tử cung tốt về độ dày, hình thái và độ tưới máu. Niêm mạc tử cung dày từ 8-12mm được coi là điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình thụ thai.

niemmactucungmong 20181128094302
Hình ảnh so sánh khi niêm mạc tử cung mỏng và niêm mạc tử cung tăng sinh.

Với những trường hợp niêm mạc tử cung mỏng hơn 8mm tại thời điểm sau khi trứng được thụ tinh sẽ gây khó khăn để phôi thai bám được vào tử cung và làm tổ. Trong trường hợp phôi thai bám được vào lòng tử cung thì cũng rất dễ bị bong ra, tăng nguy cơ gây sảy thai, thai chết lưu.

Hành trình 3 lần chuẩn bị nội mạc tử cung của chị Minh!

Vợ chồng chị Minh đến Viện Mô phôi khám sau khi đã từng làm 2 chu kỳ IVF ở 2 đơn vị khác. Hai lần làm IVF ấy vào năm năm 2017 và năm 2020 nhưng không có kết quả. Sau những lần thất bại đó, chị Minh “bén duyên” với Viện Mô phôi khi tìm thấy thông tin của Viện trên chương trình phóng sự của Đài truyền hình. Chị Minh chia sẻ: “Lúc đến khám em lo lắm vì cứ nghĩ đến bác sĩ là lo. Lại là bác sĩ trong quân đội càng lo hơn. Thế nhưng khi đến khám em có sự trải nghiệm hoàn toàn khác. Các bác sĩ rất nhẹ nhàng, tư vấn chi tiết về tình trạng của hai vợ chồng. Lúc đó, vợ chồng em quyết định điều trị và làm hồ sơ IVF tại Viện.”

Sau quá trình kích trứng thuận lợi, chị Minh tạo được 4 phôi ngày 5 bình thường. Tất cả phôi được đông lạnh để chuẩn bị cho chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh. Thế nhưng đến giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung mới thật sự vất vả cho bệnh nhân và bác sĩ.

Chị Minh từng có tiền sử hút bỏ thai 2 lần do thai bị lưu (lần 1 lúc thai được 7 tuần, lần 2 lúc thai được 9 tuần), đều là thai tự nhiên. Từ sau những lần đó, chị Minh không thấy mang thai trở lại. Buồng tử cung bị ảnh hưởng nặng nề từ sau những lần thực hiện thủ thuật hút thai lưu. Chính vì vậy, quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn! Niêm mạc đọ dày đạt 6mm, không thể chuyển phôi.

Động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng!

Sau khi thay đổi phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung cho bệnh nhân, bác sĩ Hằng chia sẻ: “Đây là trường hợp có tiền sử hút thai lưu 2 lần nên lớp niêm mạc bị mỏng, chúng tôi đã phải chuẩn bị nội mạc tử cung đến chu kỳ thứ 3, khá vất vả”. Bệnh nhân được chỉ định bơm PRP – huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lần thứ 3 để cải thiện niêm mạc. Và thật may mắn, với phác đồ lần 3, niêm mạc của chị Minh đạt được yêu cầu về độ dày và hình thái để chuyển phôi.

Một hành trình rất vất vả để đưa phôi trở lại buồng tử cung của người mẹ. 12 ngày sau chuyển phôi đầy lo lắng và hồi hộp của bệnh nhân. Beta hCG ngày 12 đạt 225. Rất tuyệt vời. Một kết quả xứng đáng cho sự chờ đợi và nỗ lực của bệnh nhân cùng bác sĩ.

Huyết tưởng giàu tiểu cầu tự thân là huyết tương có lượng tiểu cầu nhiều gấp 2-10 lần so với huyết tương bình thường và có nhiều yếu tố tăng trưởng và cytokin. Huyết tương này thu được thông qua quá trình lấy máu tự thân của bệnh nhân, xử lý mẫu máu, quay ly tâm và thu được.

20200401 092524 331150 huyet tuong.max 1800x1800 1
Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.

Một thai kỳ khoẻ mạnh bình an và cán đích thành công ở 39 tuần thai kỳ của chị Minh! Và cũng là động lực cho các mẹ có niêm mạc mỏng. Chúc mừng vợ chồng chị Minh đã có chu kỳ điều trị thành công! Cảm ơn chị và gia đình đã tin tưởng lựa chọn Viện Mô phôi để đòng hành!

369685597 829938592130333 4723248391989409819 n
Em bé đáng yêu của mẹ Minh!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status