Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn bị mang thai. Thông thường, đông máu là một quá trình bình thường của cơ thể. Cục máu đông giúp bịt kín các vết cắt trên thành mạch máu,. Nó giúp cơ thể không bị mất quá nhiều máu. Tuy nhiên, ở hội chứng antiphospholipid, quá nhiều máu đông có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của máu và làm hỏng các cơ quan của cơ thể. Dưới đây là một trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng antiphospholipid điều trị thành công tại Viện. Mẹ mắc hội chứng antiphospholipid sinh con khoẻ mạnh tại Viện.
🌳Ngày 13/12/2024: Hai lần chuyển phôi có hai bạn nhỏ đáng yêu
🌳Ngày 13/12/2024: Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
🌳Ngày 07/01/2025: Trường hợp kết hôn 2 năm chưa có con có phải bị vô sinh không?
🥎Ngày 06/01/2025: Em bé khoẻ mạnh 3.6kg của Viện!
🥎Ngày 06/01/2025: Chi phí khám hiếm muộn hiện nay bao nhiêu tiền?
🥎Ngày 05/11/2024: Độ pH trong tinh dịch nói lên điều gì?
🥎Ngày 05/11/2024: Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Phospholipid được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống và màng tế bào. Bao gồm các tế bào máu và lớp niêm mạc của mạch máu. Khi các kháng thể tấn công các phospholipid, các tế bào bị tổn thương. Tổn thương này gây ra các cục máu đông hình thành trong các động mạch và tĩnh mạch của cơ thể.
Có thể bạn chưa biết: Hội chứng buồng trứng đa nang nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng antiphospholipid (hội chứng kháng thể kháng phospholipid – Antiphospholipid syndrome) là bệnh lý thuộc nhóm tự miễn. Khi mắc bệnh, các kháng thể trong hệ thống miễn dịch sẽ nhận định nhầm phospholipid là chất gây hại và tấn công nó, trong khi đó phospholipid lại là thành phần tạo cấu trúc tế bào. Sự tấn công này khiến cho các tế bào bị tổn thương, dẫn đến việc hình thành các khối máu đông ở động mạch và tĩnh mạch, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Biểu hiện lâm sàng
Huyết khối hoặc biến chứng thai kì thường là dấu hiệu đầu tiên của hội chứng antiphospholipid. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện từ đầu đến giữa tuổi trưởng thành .
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của hội chứng antiphospholipid ảnh hưởng đến tế bào và mạch máu bao gồm:
- Giảm số lượng tiểu cầu (tế bào tham gia vào quá trình đông máu),
- Thiếu hồng cầu (thiếu máu) do chúng bị phân hủy sớm (tan máu) và
- Da đổi sang màu đỏ tía (liveo reticularis) do bất thường trong các mạch máu nhỏ của da. Ngoài ra, những người mắc bệnh có thể có vết loét trên da, đau nửa đầu,
- Bệnh tim hoặc thiểu năng trí tuệ.
- Nhiều người bị hội chứng antiphospholipid cũng có các rối loạn tự miễn dịch khác như lupus ban đỏ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng antiphospholipid
Tình trạng này có liên quan đến sự hiện diện của ba loại kháng thể bất thường trong máu: lupus anticoagulant, anticardiolipin và anti-B2 glycoprotein I.
Các kháng thể thường liên kết với các phân tử hay vi khuẩn lạ, đánh dấu và tiêu diệt chúng, trong khi các kháng thể trong hội chứng antiphospholipid tấn công các protein bình thường của con người.
Khi các kháng thể này gắn vào protein, các protein sẽ thay đổi hình dạng và liên kết với các phân tử hay thụ thể khác trên bề mặt tế bào. Liên kết giữa các tế bào, đặc biệt là các tế bào miễn dịch, kích hoạt quá trình đông máu và các phản ứng miễn dịch khác.
Cách chẩn đoán người mắc hội chứng antiphospholipid
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh antiphospholipid. Các xét nghiệm này kiểm tra máu có bất kỳ loại kháng thể antiphospholipid nào trong số ba kháng thể: anticardiolipin, beta-2 glycoprotein I (β2GPI) và lupus anticoagulant.
Cần xét nghiệm máu hai lần để xác nhận kết quả dương tính. Do một xét nghiệm dương tính duy nhất có thể là kết quả của một đợt nhiễm trùng ngắn hạn. Xét nghiệm máu lần hai thường được thực hiện cách lần đầu tiên 12 tuần hoặc hơn.
Biến chứng do hội chứng antiphospholipid gây ra
Tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi cục máu đông và mức độ tắc nghẽn của tuần hoàn tới cơ quan đó mà xuất hiện các biến chứng khác nhau như:
- Giảm lượng máu tới thận gây suy thận.
- Giảm lượng máu tới não gây nên đột quỵ, tổn thương thần kinh vĩnh viễn như mất khả năng nói, tê liệt một phần cơ thể.
- Cục máu đông cũng có thể làm tổn thương các van tĩnh mạch khiến máu trở về tim kém, từ đó gây nên sưng mãn tính chân, thay đổi màu sắc da chân. Ngoài ra có thể gây tổn thương tim.
- Tắc mạch phổi, cao huyết áp.
- Biến chứng về sản khoa như: Sảy thai liên tiếp, thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng, tăng huyết áp khi mang thai, tiền sản giật, sản giật…
Mẹ mắc hội chứng antiphospholipid sinh con khoẻ mạnh
Bệnh nhân chia sẻ niềm vui thai kỳ tới Bs Sơn: “Em báo cáo Bác và tập thể bác sĩ Viện mô phôi lâm sàng quân đội tin vui với vợ chồng em ạ: vợ em vừa sinh cháu, mẹ tròn, con vuông vạn sự tốt lành. Vợ chồng chúng em nhớ tới tình cảm và công lao của Bác và tập thể BS Viện. Có dịp gần nhất, khi cháu khỏe mạnh, cứng cáp hơn, vợ chồng em sẽ đưa cháu lên viện thăm bác và mọi người.”
Chúc mừng kỳ tích này của gia đình anh chị! Chúc con trai luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn nhé.
Bài viết liên quan
Em bé khoẻ mạnh 3.6kg của Viện!
Chúc mừng thành công của bệnh nhân đến từ Nam Định Em bé khoẻ mạnh ...
Th1
Em bé sinh thường nặng 3.9kg khoẻ mạnh
Một ca điều trị được đồng hành bởi nhiều bác sĩ tại Viện Em bé ...
Th12
Bệnh nhân suy thận nhiều năm sinh con khoẻ mạnh!
Sinh con khoẻ mạnh là ước mở của mỗi người làm cha mẹ. Thế nhưng ...
Th12
Trường hợp chồng thiểu tinh nặng điều trị thành công!
Hình thái tinh trùng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ thai. Hiện nay, ...
Th12
Em bé đáng yêu sau 9 năm mong con của vợ chồng chị Hạnh!
Em bé đáng yêu sau 9 năm mong con của vợ chồng chị Hạnh! Dưới ...
Th12
Hai trường hợp có chất lượng phôi kém sinh con khoẻ mạnh!
Chúc mừng các gia đình có ca điều trị IVF thành công! Hai trường hợp ...
Th12