Thụ tinh trong ống nghiệm gồm nhiều bước khác nhau và rất phức tạp. Vì vậy, mỗi khâu trong quá trình này đều có vai trò nhất định tạo nên hiệu quả điều trị. Một trong những lo lắng của chị em trước ngày chọc hút noãn có cần kiêng gì không? Chọc hút noãn có đau không và bao lâu có thể về nhà. Và có những lưu ý trước khi chọc hút noãn như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn theo dõi bài viết.
1. Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Là Gì?
Khái niệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là trong đó tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng Lab để tạo thành phôi. Phôi được nuôi ngày 3 gọi là phôi ngày 3, phôi nuôi lên ngày 5 gọi là phôi ngày 5.
Những ai nên làm IVF?
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc hoặc tổn thương vòi trứng, đã cắt bỏ vòi trứng…
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung, u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng yếu, tinh trùng ít hoặc xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, dự trữ buồng trứng ở người vợ suy giảm.
- Áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng thất bại.
- Vô sinh – hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân.
- Các cặp vợ chồng mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia… cần sàng lọc tiền làm tổ để giảm thiểu nguy cơ sinh con mắc bệnh.
2. Thời gian cho một ca IVF trong bao lâu?
Thông thường một ca thụ tinh ống nghiệm mất tối thiểu là 5 tuần. Thời gian làm IVF được xác định cụ thể như sau:
– Kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát của người vợ, thăm khám, sàng lọc siêu âm để chuẩn bị cho quá trình điều trị, bắt đầu vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh.
– Nếu không có bệnh lý phụ khoa cần điều trị, chị em sẽ được chỉ định tiêm thuốc kích thích buồng trứng trong vòng 10 – 12 ngày.
– Mất thêm 34 – 36 giờ nữa kể từ mũi tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiến hành thủ thuật chọc hút trứng.
– Trứng và tinh trùng sẽ được kết hợp với nhau để tạo phôi. Phôi được nuôi cấy trong thời gian 3- 5 ngày, tùy theo phác đồ điều trị của từng cặp đôi trước khi chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
– Khoảng 14 ngày sau chuyển phôi, bệnh nhân được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Beta – hCG nhằm xác định tình trạng mang thai.
Như vậy, kể từ thời điểm bắt đầu tiến hành IVF đến khi biết kết quả mang thai tối thiểu là khoảng 5 tuần.
3. Lưu ý trước khi chọc hút noãn
- Ngày lấy noãn bệnh nhân cần nhịn ăn, uống trước khi chọc hút noãn ít nhất 6h
- Không trang điểm, không sử dụng nước hoa,mỹ phẩm…
- Không sơn móng tay, móng chân (tẩy các chất sơn móng tay, móng chân nếu đã có sơn trước đó).
- Không mang theo đồ trang sức như: Đồng hồ, dây chuyền, nhẫn , hoa tai…
- Sau khi hút noãn, người vợ nằm nghỉ tại giường khoảng 2h-3h, chỉ ra về khi có sự đồng ý của bác sĩ
- Nếu có bất kỳ triệu chứng gì bất thường sau chọc hút trứng cần báo lại ngay cho nhân viên y tế trực tại phòng thụ tinh trong ống nghiệm.
- Thực hiện đơn thuốc được kê sau chọc hút trứng.
Kỹ thuật chọc hút noãn là một thao tác xâm lấn và có gây mê. Hầu hết các chị em sau chọc noãn sẽ cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn ói. Tuy nhiên đây là cách cơ thể phản ứng lại với thuốc gây mê. Nếu mọi thứ đều đã được kiểm soát tốt, bạn có thể về nhà.
Tóm lại, chọc hút noãn là một phần quan trọng của quá trình IVF. Quy trình này diễn ra trong thời gian ngắn và người phụ nữ sẽ hoạt động bình thường trở lại sau đó. Chính vì thế, lựa chọn một trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín, chất lượng là điều cần thiết. Điều này giúp bạn mau chóng đạt được thiên chức làm mẹ thành công và an toàn.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11