Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Sau chuyển phôi 12 – 14 ngày, các chị em sẽ biết được kết quả có thai hay không. Trong giai đoạn này, chắc chắn các chị em sẽ có rất nhiều lo lắng và băn khoăn. Có nhiều chị em thắc mắc với bác sĩ là nằm bất động sau chuyển phôi sẽ dễ đậu thai hơn không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Quá trình làm tổ của phôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Với bản chất là một “vật thể lạ” đối với cơ thể người mẹ, ngay từ khi được chuyển vào tử cung, phôi thai sẽ phải bước vào một “trận chiến” khắc nghiệt để tồn tại trong môi trường tử cung. Quá trình làm tổ của phôi thành công hay không sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố.
✅✅✅✅Nên đọc: Tầm quan trọng của chỉ số AMH
Điều kiện của nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung cần phải bình thường cả về phương diện mô học cũng như sinh lý học để bảo đảm cho một sự làm tổ bình thường.
Chất lượng phôi
Trứng và tinh trùng là hai yếu tố rất quan trọng đối với sự thành bại của thụ tinh ống nghiệm (IVF). Người phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng có được trứng chất lượng để làm IVF càng giảm. Ở nam giới, chất lượng tinh trùng cũng giảm dần theo độ tuổi và kéo theo sự bất thường. Chính vì vậy, việc tạo ra những phôi khỏe mạnh càng khó khăn hơn.
Cơn co tử cung
Các cơn co giúp phôi di chuyển trên bề mặt niêm mạc tử cung. Từ đó giúp phôi tìm vị trí phù hợp, tương tác và làm tổ. Sự bất thường ở các cơn co tử cung có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ làm tổ. Đặc biệt là tỷ lệ chửa ngoài tử cung. Do đó, nếu khống chế các cơn co tử cung bất thường khi chuyển phôi có thể là chìa khóa để cải thiện tỉ lệ làm tổ thành công.
Dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh là điều cần thiết cho quá trình thụ thai. Bổ sung đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng như đạm từ thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua, sữa. Tránh ăn chua cay và các chất kích thích như tiêu, ớt, cà phê, bia, rượu, hút thuốc
Tâm lý
Trong quá trình làm IVF, tâm lý của người mẹ tác động đến tất cả các khâu từ kích thích trứng, chọc hút trứng, chuyển phôi đến sau chuyển phôi. Bởi khi có một yếu tố stress tác động, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung… dẫn tới giảm khả năng đậu thai.
Tuy nhiên, yếu tố chất lượng phôi và sự tiếp nhận của niêm mạc tử cung vẫn là quan trọng nhất.
2. Nằm động sau chuyển phôi sẽ dễ đậu thai hơn?
ĐÂY LÀ QUAN NIỆM SAI LẦM. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy nằm bất động sau chuyển phôi không làm tăng mà còn có thể làm giảm tỉ lệ có thai. Đi lại bình thường sau chuyển phôi giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm biến chứng huyết khối sử dụng nội tiết hỗ trợ sau chuyển phôi. Và giúp tâm lý lạc quan hơn nằm một chỗ. TỶ LỆ CÓ THAI TỐT HƠN.
Bản thân phôi có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn hạt bụi) nên gần như không bị tác động của trọng lực sau khi đã đặt vào bên trong buồng tử cung ẩm ướt và có nhiều nếp gấp của nội mạc tử cung. Dù bạn có đi lại cũng không làm PHÔI RƠI RA như lời đồn.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11