Vòi trứng là cơ quan sinh sản rất quan trọng của phụ nữ. Đây là nơi trứng và tinh trùng sẽ “gặp nhau” để thụ thai. Vì vậy, khi ống dẫn trứng gặp bất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Đây là một căn bệnh có thể gây ra vô sinh ở nữ nếu có biến chứng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới viêm ống dẫn trứng? Nên làm gì khi ống dẫn trứng bị viêm? Viện Mô phôi xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh chủ đề này.
⏰Ngày 18/01/2023: Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
⏰Ngày 05/07/2023: Ăn gì để trứng (noãn) khoẻ?
⏰Ngày 03/06/2023: Cắt hai vòi trứng có ảnh hưởng chất lượng buồng trứng không?
⏰Ngày. 15/05/2023: Những điều cần lưu ý sau chuyển phôi
⏰Ngày 09/05/2023: Suy buồng trứng sớm là gì?
1. Nguyên nhân nào dẫn tới viêm ống dẫn trứng?
Ống dẫn trứng (hay còn gọi là vòi trứng) được bắt nguồn từ đáy tử cung. Một cơ quan sinh dục bình thường ở nữ giới sẽ có 2 ống dẫn trứng, rỗng và thông đến buồng tử cung. Phần cuối cùng của ống dẫn trứng là những tua nhỏ nằm ngay sát buồng trứng có chức năng chính là đỡ trứng chín rụng. Đây cũng là nơi tinh trùng và trứng thụ tinh sau đó di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển.
Chức năng của ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng có hai chức năng quan trọng là:
- Đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
- Nơi tinh trùng gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh.
Viêm ống dẫn trứng là gì?
Viêm ống dẫn trứng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong vòi trứng do sự tác động của vi khuẩn và một số tác nhân có hại khác. Bệnh thường xuất hiện khi nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan sang và ảnh hưởng sâu đến ống dẫn trứng hoặc do lạc nội mạc tử cung.

- Cấp tính: Tình trạng bệnh bùng phát đột ngột, mức độ bệnh còn nhẹ. Biểu hiện hành kinh không đều, khí hư ra nhiều và có màu ngả vàng, gây ngứa vùng âm đạo,
- Mãn tính: Là tình trạng viêm ống dẫn trứng kéo dài gây ra mủ trắng. Phá hoại các mô trong vòi trứng. Dạng này là bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây tắc nghẽn 1 hoặc 2 bên ống dẫn trứng. Nếu không có phác đồ điều trị viêm vòi trứng hợp lý có thể gây ra biến chứng gây vô sinh hoặc khó có con, khó giữ con khi mang thai hoặc khó sinh. Người bệnh có cảm giác bị đau vùng chậu, đau mỏi vùng lưng nhiều ngày, kinh nguyệt không đều…
Nguyên nhân nào dẫn tới viêm ống dẫn trứng?
- Viêm nhiễm qua đường sinh dục do Chlamydia hoặc các loại vi khuẩn lậu;
- Do quan hệ tình dục không an toàn. Đây là lúc mà các loại vi khuẩn, nấm có hại dễ dàng xâm nhập vào sâu âm đạo. Đặc biệt khi quan hệ với tình bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo hay cổ tử cung. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng gây tắc nghẽn vòi trứng.
-
Các quá trình như đặt dụng cụ tử cung, phá thai, cắt polype lòng tử cung cũng có thể là nguyên nhân
-
Viêm ống dẫn trứng có thể xảy ra sau khi sinh hoặc sẩy thai do nhiễm trùng…
Biến chứng nguy hiểm của viêm ống dẫn trứng
Nếu không có liệu pháp chữa trị viêm ống dẫn trứng hiệu quả, căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng:
- Mang thai ngoài tử cung: Khi ống dẫn trứng bị hẹp làm cho trứng sau khi thụ tinh không trở về tử cung làm tổ được mà làm tổ ở ngay thành ống dẫn trứng. Dẫn đến mang thai ngoài tử cung, khi thai lớn gây đau đớn, vỡ ống dẫn trứng. Không kịp phát hiện có thể gây tử vong cho mẹ.
- Gây vô sinh: Đây là hậu quả nặng nề nhất nếu không chữa trị kịp thời. Gây tắc nghẽn hoàn toàn ống dẫn trứng, trứng và tinh trùng không thể gặp nhau, dẫn tới không thụ thai được.
2. Phương pháp điều trị viêm ống dẫn trứng
Cách điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Sau khi tiến hành siêu âm và thăm khám chi tiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Điều trị nội khoa
Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng kháng sinh đường uống kết hợp đường tiêm truyền. Và có thể thêm cả thuốc chống viêm. Khi có kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh loại kháng sinh phù hợp. Điều này để giúp tăng hiệu quả điều trị. Trong trường hợp nặng, cơ thể không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì cần phải phẫu thuật.
Điều trị bằng phương pháp vật lý
Sử dụng bước sóng ngắn, siêu sóng ngắn, tia hồng ngoại hoặc chiếu nhiệt để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm hiệu quả.
Nếu sau những phương pháp này tình trạng viêm nhiễm không thuyên giảm. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn trước khi xảy ra tình trạng vòi trứng bị tắc hoàn toàn.
Bài viết liên quan
Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi NIPT là gì?
Thai kỳ khoẻ mạnh là mong muốn của bất kỳ thai phụ nào. Vì vậy ...
Th4
Hình dạng tinh trùng có ảnh hưởng gì đến kết quả ICSI?
Hiện nay, vô sinh ở nam giới đang ngày càng được quan tâm. Nguyên nhân ...
Th4
Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Đánh giá chất lượng phôi là một trong những bước rất quan trọng trong IVF. ...
Th4
Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước chính đáng của mỗi cha mẹ. Thế nhưng ...
Th4