Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì khiến khá nhiều chị em lo lắng. Theo quy trình, sau khi chuyển phôi từ 7 – 14 ngày cơ thể người mẹ sẽ có nhiều dấu hiệu mang thai. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì báo hiệu điều gì?
Theo các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, sau khi chuyển phôi từ 8 – 14 ngày người nữ sẽ có dấu hiệu mang thai. Thậm chí, có nhiều người chỉ sau 5 ngày cũng đã có triệu chứng để nhận biết.
Lúc này, chị em sẽ thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như đau tức bụng dưới, ra máu màu hồng nhạt với số lượng ít. Buồn nôn, cơ thể mệt mỏi…
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau chuyển phôi lại không có triệu chứng gì. Vậy sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì cảnh hiệu điều gì?
Các sĩ chuyên khoa cho hay, nếu sau 14 – 18 ngày thực hiện phương pháp IVF chị em không có dấu hiệu nào. Đồng thời, đã tiến hành kiểm tra lượng hCG chỉ đạt chỉ số thấp. Điều này cho thấy quá trình chuyển phôi đã thất bại.
II. Dấu hiệu chuyển phôi thất bại
Nếu chuyển phôi thất bại, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện một số triệu chứng. Các chị em có thể dựa vào dấu hiệu chuyển phôi thất bại sau đây để biết được kết quả chuyển phôi có thành công hay không.
1. Máu ra bất thường kèm đau bụng
Dấu hiệu chuyển phôi không thành công đầu tiên đó là ra máu bất thường ở vùng kín và đau bụng.
Nếu chuyển phôi thành công thì sau 1 – 7 ngày các bạn sẽ thấy vùng kín ra máu hồng với số lượng ít. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi đang bám vào tử cung để phát triển. Quá trình này sẽ tác động đến niêm mạc nên gây ra hiện tượng chảy máu.
Tuy nhiên, nếu sau chuyển phôi 2 – 3 ngày vùng kín ra nhiều máu màu nâu sẫm kéo dài. Ngoài ra còn cảm thấy đau bụng thì chứng tỏ quá trình chuyển phôi thất bại.
Nguyên do phôi không bám vào tử cung để làm tổ. Đồng thời, cơ thể người nữ cũng không tiết ra hormone nên niêm mạc sẽ bị bong và đẩy ra ngoài như ngày đèn đỏ.
Một nguyên nhân khác khiến chuyển phôi thất bại đó là do chế độ ăn uống, sinh hoạt của người mẹ không phù hợp. Nên môi trường làm tổ không đảm bảo để phôi tiếp tục phát triển. Sau đó, phôi sẽ được đào thải ra ngoài và chảy máu.
✅✅✅ BẠN NÊN ĐỌC: 6+ Kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ từ thực tế
2. Chỉ số HCG thấp
Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì, kèm theo nồng độ hCG thấp thì đây là triệu chứng chuyển phôi thất bại.
Thông thường, sau khi chuyển phôi 14 ngày, người nữ sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số hCG. Nếu lượng hCG trên 25 IU/l thì chứng tỏ đã có thai. Nhưng nếu chỉ số hCG thấp thì cho thấy chuyển phôi thất bại.
3. Không có biểu hiện mang thai
7 ngày sau chuyển phôi cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mang thai. Nếu không có biểu hiện mang thai thì chứng tỏ quá trình chuyển phôi không thành công.
Một số biểu hiện mang thai phổ biến như buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, ngực căng tức, thèm ăn…
III. Chuyển phôi thất bại do đâu?
Để giúp việc chuyển phôi ở lần kế tiếp thành công, các bạn cần xác định chuyển phôi thất bại do đâu để có hướng khắc phục. Dưới đây là một số thủ phạm chính khiến sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì.
1. Phôi thai yếu
Nếu trứng và tinh trùng không đảm bảo thì phôi thai sẽ yếu, khó có thể phát triển sau khi chuyển phôi. Nên chị em sẽ thấy sau chuyển phôi không có dấu hiệu. Buộc phải tiến hành chuyển phôi một lần nữa.
🌠🌠🌠 THAM KHẢO THÊM: Tỷ lệ thành công của IVF trung bình là bao nhiêu?
2. Cơ thể sản phụ không tiếp nhận phôi
Nếu phôi đảm bảo chất lượng nhưng lớp niêm mạc không đảm bảo độ dày, độ nhảy. Lúc này, phôi không thể bám vào niêm mạc để làm tổ và phát triển. Nên phôi sẽ bị đẩy ra ngoài và thất bại.
3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý cũng sẽ khiến cho việc chuyển phôi không diễn ra thành công. Lúc này, thai nhi sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nên không thể phát triển.
4. Sản phụ mắc các bệnh lý
Nhiều trường hợp sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là do cơ thể người mẹ mắc bệnh. Điển hình như bệnh tăng huyết áp hay rối loạn miễn dịch. Những bệnh lý này đều ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển phôi.
IV. Những chú ý cần biết tránh chuyển phôi thất bại
Vậy làm sao để hạn chế tỷ lệ thất bại khi chuyển phôi. Dưới đây là một số lưu ý từ bác sĩ Viện Mô phôi chia sẻ đến các chị em.
1. Chế độ ăn uống
Để tăng khả năng thành công khi thực hiện IVF, trước khi chuyển phôi chị em nên chú trọng về chế độ ăn uống. Nên bổ sung những thực phẩm giúp niêm mạc đạt độ dày tốt nhất.
Một số gợi ý dành cho chị em như cá chép, sữa đậu nành, bơ, sầu riêng, các loại rau xanh, thịt bò, trứng gà… Ngoài ra, nên tránh các thực phẩm gây sảy thai như đu đủ xanh, rau răm, rau ngót. Hay những thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm chiên rán, thực phẩm gây nóng nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
2. Chế độ sinh hoạt
Về sinh hoạt, chị em cần có thời gian để nghỉ ngơi hợp lý sau khi chuyển phôi, đặc biệt là trong 3 ngày đầu. Mỗi ngày nên ngủ từ 7 – 8 giờ, không nên thức khuya.
Trong quá trình nghỉ ngơi nên kết hợp đi lại nhẹ nhàng. Không nên nằm một chỗ để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.Khi nằm nên chọn tư thế nghiêng trái, chân trái duỗi ra, còn chân phải co lại. Hoặc có thể thay đổi và nằm tư thế thấy thoải mái nhất.
Chị em cũng nên hạn chế đi lại ở cầu thang, làm việc nặng. Không nên làm việc quá sức để thai bám vào tử cung tốt hơn. Vợ chồng cũng cần phải kiêng chuyện chăn gối để tránh gây sảy thai.
3. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Trước và sau khi chuyển phôi chị em sẽ được kê một số loại thuốc để giúp tăng tỷ lệ thành công cho ca IVF. Chị em nên dùng thuốc theo hướng dẫn, không nên tự ý thay đổi thuốc, ngừng sử dụng thuốc.
Đồng thời, nên thăm khám và kiểm tra theo lịch hẹn của bác sĩ. Giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe người mẹ và phôi để có hướng điều trị kịp thời nếu xảy ra bất thường.
Trên đây là những thông tin xung quanh trường hợp sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì. Như vậy, đây có thể là dấu hiệu chuyển phôi thất bại nên các bạn cần liên lạc với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin mà bạn đọc đang tìm kiếm.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11