Hội chứng buồng trứng đa nang hiện nay là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ hiếm muộn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình thụ thai ở nữ giới. Nhiều bệnh nhân lo ngại: sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang? Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành là những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân nắm được vấn đề này.
♨️Ngày 05/08/2024: 5 dấu hiệu có thể bạn đã mang thai sau chuyển phôi.
♨️Ngày 02/08/2024: Lễ ký kết hợp tác giữa Học viện Quân y và và Đại học Y khoa Kanazawa Nhật Bản
♨️Ngày 01/08/2024: Hai em bé đáng yêu của mẹ Thảo – bố Kiên (Bắc Giang)!
♨️Ngày 01/08/2024: Trữ đông tinh trùng cho nam giới sau khi mắc quai bị
♨️Ngày 31/07/2024: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham gia Genetic Counseling Talks
♨️Ngày 02/08/2024: Các chị em hãy khuyên chồng đi khám hiếm muộn nếu có các dấu hiệu sau đây.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Hội chứng buồng trứng đa nang – HCBTĐN (PCOS: polycystic ovarian syndrome). Đây là rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến, xảy ra trong khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn phóng noãn. Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có số nang trứng ở hai buồng trứng nhiều hơn so với mức bình thường.
Những nang nhỏ này thường không phát triển hình thành nang trứng trội được, dẫn đến việc trứng không thể thoát ra để thụ tinh với tinh trùng. Đồng thời, vỏ bao quanh buồng trứng cũng có thể trở nên dày hơn.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng
- Rối loạn phóng noãn: thông qua các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
- Các dấu hiệu cường androgen: định lượng testosterone trong máu
- Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm: Sự hiện diện của ≥12 nang noãn có kích thước 2-9mm
Các biểu hiện thay đổi rất nhiều giữa các cá thể, chủng tộc và vùng miền khác nhau. Trên từng cá thể, biểu hiện của HCBTĐN cũng có thể thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
❌❌❌❌❌XEM THÊM: Tư thế nằm ngửa có ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi không?
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
Nguyên nhân của HCBTĐN hiện nay vẫn chưa được tìm ra đầy đủ. Có thể do di truyền trong gia đình, vấn đề nội tiết tố tăng lên trong quá trình phát triển hoặc yếu tố lối sống, thực phẩm.
- Di truyền học
Phụ nữ mắc HCBTĐN có khả năng có mẹ, dì hoặc chị gái mắc cao hơn 50% so với phụ nữ không có.
- Lối sống
Lối sống bao gồm cả thực phẩm và sinh hoạt hằng ngày có thể làm cho các triệu chứng của HCBTĐN trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ít hơn.
- Hormone (nội tiết tố)
Các triệu chứng và dấu hiệu của HCBTĐN xảy ra do sự mất cân bằng của hai hormone: Insulin và Androgen.
Phụ nữ thừa cân cũng có thể ảnh hưởng không lành mạnh đến các hormone này. Phụ nữ giảm cân có thể giúp giảm những triệu chứng.
Sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang?
Một số thông tin dinh dưỡng về đậu nành
Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Đậu nành là loại ngũ cốc có chứa isoflavone. Là hợp chất không steroid có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen nội sinh của phụ nữ. Và vì lý do này, chúng được định nghĩa như là phytoestrogen.
Phytoestrogen là những hợp chất gần giống với hormone estrogen trong cơ thể hay có thể nói là estrogen tự nhiên được lấy từ thực vật. Đồng thời, đậu nành chứa nhiều protein, các axit béo thiết yếu, nhiều loại vitamin, khoáng chất, flavonoid và chất xơ. Không giống như một số protein thực vật khác, protein trong đậu nành được coi là một loại protein hoàn chỉnh, chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra mà phải lấy từ chế độ ăn uống. Nhờ đó mà đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành mang đến các tác dụng sau:
- Giảm các triệu chứng mãn kinh
- Ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt
- Ngăn ngừa loãng xương
- Phòng chống bệnh tim mạch
- Cải thiện trao đổi chất ở phụ nữ PCOS.
Đối với phụ nữ bị PCOS, đậu nành có thể giúp người bệnh cải thiện nhiều khía cạnh trao đổi chất, bao gồm:
- Giảm cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol xấu
- Giảm insulin
- Giảm các dấu hiệu viêm
- Giảm stress oxy hóa
- Giảm testosterone.
Hãy dùng sữa đậu nành đúng cách
- Sử dụng sữa đậu nành còn mới, không dùng các sản phẩm đã hết hạn. Đối với sữa tự nấu, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ nên dùng trong vòng 24 tiếng.
- Luôn đun sôi sữa đậu nành trước khi uống
- Nên sử dụng sữa đậu nành không đường để hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường do PCOS
- Không nên uống sữa đậu nành vào lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ
- Không uống thuốc cùng sữa đậu nành.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11