Thalassemia Trở Thành Nỗi Ám Ảnh Của Nhiều Gia Đình

20200411 142645 085149 screenshot 15866151.max 1800x1800 1

Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Thalassemia là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Hiện có 7% người dân trên toàn cầu mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. 1,1% cặp vợ chồng có nguy cơ sinh con bị bệnh hoặc mang gen bệnh. Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Chính vì vậy, thalassemia trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Vậy bệnh này nguy hiểm như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

I. THALASSEMIA LÀ GÌ?

1. Khái niệm

Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay bệnh tan máu bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu.

>>>>TÌM HIỂU: KHÁM HIẾM MUỘN CÀNG SỚM CÀNG TỐT

20190520 114112 435316 tan mau bam sinh ho.max 1800x1800 1
Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý di truyền.

Có 2 loại Thalassemia chính:

  • α(alpha) Thalassemia: Thiếu chuỗi α (anpha)
  • β (beta) Thalassemia: Thiếu chuỗi β(beta)
  • Cả ở (alpha) và β (beta) đều có 3 mức độ (Thể lâm sàng) :

            -Nặng
            -Trung gian
            – Nhẹ.

2. Biểu hiện của bệnh

Ở vùng Đông Nam Châu Á, trong đó có Việt Nam tần suất mang gen β Thalassemia , α Thalasemia khá cao. β Thalasemia gồm các thể nặng (đồng hợp tử), thể trung gian, thể nhẹ (dị hợp tử).

Bệnh Thalassemia có biểu hiện như sau:

  • Thiếu máu từ 6 tháng tuổi trở lên: da xanh, niêm mạc nhợt, xảy ra từ từ. Mức độ thiếu máu từ vừa đến nặng.
  • Vàng da thường nhẹ
  • Nước tiểu sẫm màu

3. Cách chẩn đoán bệnh Thalassemia

  • Xét nghiệm thấy hồng cầu giảm, hồng cầu nhỏ nhược sắc (MCV, MCH giảm), Hb giảm nhiều, hình dáng hồng cầu khá đặc hiệu: nhược sắc, to nhỏ không đều, nhiều hồng cầu bia, giọt nước, hồng cầu mảnh, bắt màu không đều. Sức bền thẩm thấu hồng cầu tăng, hồng cầu lưới tăng.
  • Xét nghiệm điện di Hb thấy Hb F tăng, Hba2 tăng, Hba1 giảm nặng (thường làm khi trẻ trên 6 tháng).
  • Xét nghiệm sinh hóa: Bilirubin tăng, chủ yếu tăng gián tiếp, sắt và ferritin tăng

Theo đó, phương pháp tìm đột biến gen là chẩn đoán chính xác nhất, có thể làm ngay sau khi sinh.

II. ĐIỀU TRỊ BỆNH THALASSEMIA NHƯ THẾ NÀO?

Là một trong những bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình, nỗi nhức nhối của không chỉ ngành y tế mà toàn nhân loại. Tùy từng mức độ, bệnh có thể biểu hiện ngay từ giai đoạn bào thai hay sơ sinh, trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tuyến nội tiết, đái tháo đường, suy tim, xơ gan, loãng xương, rối loạn đông máu, thậm chí là tử vong sớm.

Một số trường hợp chưa thể chào đời, và một số trường hợp khác không thể kéo dài tuổi thọ đến 15-20 tuổi. Các bệnh nhân may mắn hơn, bị bệnh nhẹ, có thể sống cuộc đời bình thường, vẫn có thể lập gia đình và sinh con nếu được điều trị truyền máu liên tục và thải sắt định kỳ một cách tích cực và có biện pháp sàng lọc sớm ngay từ trước khi sinh con.

Thalassemia là căn bệnh không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên một số biện pháp trên đây có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng, ở những người có thể bệnh nhẹ có thể có cuộc sống như người bình thường:

  • Truyền máu định kỳ;
  • Thải sắt; 
  • Phẫu thuật cắt lách. Cắt lách làm giảm nhu cầu truyền máu do cường lách
  • Ghép tủy xương. Ghép tủy của anh chị em ruột phù hợp HLA
  • Gen liệu pháp. Là một biện pháp giải quyết tận gốc nguyên nhân sinh ra bệnh này. Nhưng biện pháp này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu. 
  • Điều trị hỗ trợ. Nội tiết tố như hormon tăng trưởng, tuyến giáp, nếu có chỉ định. Điều trị loãng xương và các biến chứng tim,…
20200411 142645 085149 screenshot 15866151.max 1800x1800 1
Bệnh nhân thalassemia cần truyền máu để thải sắt suốt đời.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status