Tử cung là “ngôi nhà” đầu tiên của tất cả chúng ta. Đó là nơi trứng đã được thụ tinh làm tổ và phát triển thành em bé hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu tử cung bị dị dạng sẽ cản trở quá trình làm tổ và phát triển của thai. Theo thống kê, cứ 18 phụ nữ thì có 1 người tử cung bất thường, dị dạng. Vậy tử cung dị dạng là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Có cách nào có thể điều trị khỏi không?
🌳Ngày 19/06/2023: Trường hợp nào cần làm xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng?
🌳Ngày 16/06/2023: U xơ tử cung là gì?
1. Cấu tạo của tử cung
Tử cung là gì?
Tử cung còn gọi là dạ con, là một cơ quan trong hệ thống cơ quan sinh sản ở nữ giới, có hình dạng như quả lê lộn ngược. Bình thường tử cung dài khoảng 6-8cm, độ dày khoảng 2-3cm, chiều rộng khoảng 4-5cm. Tử cung không chỉ là nơi trứng thụ tinh và làm tổ, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 40 tuần thai kỳ mà còn có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe phụ nữ.
Cấu tạo của tử cung
Tử cung được cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
Đáy tử cung
Là phần trên cùng của tử cung, có hình dạng cong và khá rộng. Đáy tử cung có sừng ở hai bên, và là nơi vòi trứng thông với tử cung.
Thân tử cung
Là phần chính của tử cung có cấu tạo gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ đan chéo. Mỗi lớp cơ sẽ có vai trò khác nhau, trong đó, cơ đan chéo, có chức năng co bóp và cầm máu sau khi nhau thai bong ra trong quá trình sinh con.
Bên trong lòng tử cung có một lớp màng nhầy được gọi là nội mạc tử cung. Độ dày của lớp nội mạc này sẽ thay đổi theo biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường trứng sau khi thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc này và dần phát triển thành phôi thai. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp nội mạc sẽ bong ra và được đưa ra ngoài cơ thể dưới hình thức hành kinh.
Eo cổ tử cung
Là phần tiếp nối giữa tử cung và cổ tử cung nên khá hẹp.
Cổ tử cung
Là phần nằm thấp nhất của tử cung và kết nối với âm đạo. Trong lòng cổ tử cung có một lớp dịch nhầy mịn, giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào trong lòng tử cung để gặp trứng và thụ tinh.
2. Tử cung dị dạng là gì?
Bình thường, tử cung có hình dáng quả lê úp ngược. Dị dạng tử cung là trường hợp tử cung có hình dạng bất thường và ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Dị dạng tử cung gây nguy cơ cao vô sinh, sảy thai, sinh non, ngôi thế thai nhi bất thường, thai chết lưu…
💁♀️Tìm hiểu thêm: Thai ngoài tử cung có sinh được không?
Khi tử cung có tình trạng bất thường thì sẽ ít nhiều cản trở đến quá trình làm tổ của trứng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Sau đây là một số dị dạng tử cung thường gặp:
Tử cung có vách ngăn
Đây là khi bên trong tử cung được chia bởi vách ngăn. Đây là trường hợp dị tật phổ biến nhất. Vách ngăn có thể kéo dài 1 phần hoặc đến cổ tử cung. Trường hợp này sẽ khó thụ thai hơn và dễ sảy thai.
Tử cung hai sừng
Tử cung có hai phần hai bên tử cung nối vào một cổ tử cung duy nhất với một âm đạo duy nhất. Khoảng 1/250 phụ nữ có tử cung hai sừng. Trường hợp này không ảnh hưởng đến khả năng có thai nhưng sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng khi mang thai.
Tử cung đôi
Đây là khi có hai tử cung có cổ tử cung riêng biệt, cũng có thể có hai âm đạo. Đây là trường hợp không phổ biến, gặp phải ở 1/350 phụ nữ. Trường hợp này không ảnh hưởng đến khả năng có thai của phụ nữ nhưng nó có liên quan đến các biến chứng khi mang thai.
Tử cung một sừng
Tử cung có kích thước bằng một nửa tử cung bình thường và chỉ có một ống dẫn trứng phát triển đầy đủ. Trường hợp này rất hiếm gặp và ảnh hưởng 1/1000 phụ nữ. Tử cung này vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên nó làm tăng nguy cơ bị biến chứng khi mang thai và sảy thai.
Bất sản tử cung
Tử cung và âm đạo hình thành sai cách hoặc không hình thành. Trường hợp này rất hiếm gặp và ảnh hưởng 1/5000 phụ nữ. Trường hợp này thường được phát hiện khi một bé gái đến tuổi dậy thì và không bắt đầu có kinh nguyệt.
Trên đây là những thông tin dị dạng tử cung là gì. Khi tử cung có bất thường dù là hình dạng nào cũng gây cản trở đến việc làm tổ và phát triển của phôi thai. Ngay cả khi tiến hành biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng trở nên khó khăn và tỷ lệ thành công thấp hơn.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11
6 lý do mẹ bầu nên chọn NIPT
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th11
Sự thật về kích trứng để sinh đôi
Kích thích buồng trứng hiện nay là một bước rất quan trọng khi điều trị ...
Th11
Quan điểm sai lầm về vô sinh hiếm muộn hiện nay
“Tôi đã có một cháu nên không thể vô sinh???”. Đó là thắc mắc của ...
Th11
“Vũ khí” mới giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị thụ tinh ...
Th11