Được làm cha mẹ là mong ước chính đáng của mỗi người. Nhưng không phải ai cũng may mắn trên hành trình ấy. Có người cưới xong có bầu luôn. Nhưng cũng có nhiều người đợi 3 năm, 5 năm thậm chí 10, 15 năm. Trước đây, phần đông bệnh nhân hiếm muộn ở độ tuổi trên 30, nhưng hiện nay con số đang ngày càng báo động. Tỷ lệ vô sinh-hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa. Có những bệnh nhân mới 24-25 tuổi đã bị suy buồng trứng sớm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Các chuyên gia khuyến cáo, phát hiện sớm không chỉ giúp điều trị có hiệu quả mà còn giảm chi phí đối với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.
1. Vô sinh-hiếm muộn là gì?
Hiếm muộn được xác định khi hai vợ chồng giao hợp đều đặn, không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.
Hiếm muộn là một tình trạng bệnh lý của cặp vợ chồng, gồm hai loại là hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát:
- Hiếm muộn nguyên phát được sử dụng đối với một cặp vợ chồng chưa từng có thai lần nào.
- Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn tiếp tục sinh đẻ nhưng không thể có thai được.
2. Nguyên nhân hiếm muộn là gì?
Hiếm muộn do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do người vợ, do người chồng, hoặc do cả hai. Theo thống kê, tần suất hiếm muộn do người vợ và do người chồng là tương đương nhau.
Nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở người chồng:
- Bất thường chất lượng tinh trùng.
- Bất thường số lượng tinh trùng.
- Suy tuyến sinh dục gây thiếu hụt nội tiết.
- Xuất tinh sớm.
- Xuất tinh ngược dòng.
- Nghiện rượu, nghiện thuốc lá.
Nguyên nhân hiếm muộn thường gặp do người vợ:
- Tổn thương vòi trứng.
- Rối loạn phóng noãn.
- Khối u buồng trứng.
- Nhiễm trùng vùng chậu.
- Dinh dưỡng kém.
- Tuổi lớn.
- Lạc nội mạc tử cung.
⁉️⁉️⁉️Bạn Có Biết: Loạn Dưỡng Cơ Duchenne Rất Nguy Hiểm
3. Vô Sinh-Hiếm Muộn Đang Ngày Càng Trẻ Hóa?
Thực trạng đáng báo động
Thống kê của Bộ Y tế nước ta cho thấy, mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, tỉ lệ khoảng 7,7%. Trong đó, các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 50%. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 – 20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh. Tỷ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, do nữ giới chiếm 40%, 10% do cả hai vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân.
Không chỉ là nỗi lo của các cặp vợ chồng, vấn đề vô sinh, hiếm muộn còn đang trở thành một gánh nặng của ngành y tế. Quá trình điều trị tại nhiều cơ sở y tế cho thấy, không ít cặp vợ chồng phải mất 5 – 7 năm để điều trị vô sinh. Thậm chí, có những trường hợp kém may mắn dù điều trị nhiều năm cũng không thể thực hiện được thiên chức làm cha, làm mẹ.
Phát hiện, điều trị càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao
Quan điểm của nhiều chuyên gia là điều trị hiếm muộn càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao. Sau khi phát hiện, bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Do vậy, các cặp vợ chồng khi sinh hoạt đều đặn và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai từ 1 năm trở lên mà vẫn chưa có con thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe sinh sản, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.
PGS, TS Trịnh Thế Sơn, Giám đốc Viện Mô phôi chia sẻ. “Việc phát hiện sớm vô sinh hiếm muộn có rất nhiều ích lợi. Thứ nhất, nó giúp người bệnh tận dụng được “thời gian vàng” trong quá trình điều trị. Thứ hai, phát hiện sớm và điều trị sớm góp phần giảm chi phí, hạn chế nguy cơ bệnh nặng. Nói ngắn gọn, phát hiện và điều trị vô sinh hiếm muộn càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao và ngược lại”.
Công tác tư tưởng rất quan trọng với bệnh nhân hiếm muộn
Vấn đề quan trọng đó là cần làm tốt công tác tư tưởng, tạo niềm tin cho người bệnh. Bởi sau thời gian dài chưa có con, người vô sinh hiếm muộn thường có tâm lý nôn nóng. Một số cặp vợ chồng còn thực hiện các biện pháp “chữa mẹo”. Chữa dân gian hay thậm chí cúng bái để đạt được niềm mong mỏi có con. Song thực tiễn chứng minh, vô sinh hiếm muộn chỉ có thể được điều trị hiệu quả trên cơ sở can thiệp của các biện pháp y học tiến bộ, khoa học. Do đó, người bệnh cần có tâm lý tốt, lạc quan, đồng lòng và tin tưởng vào nơi điều trị.
Tình trạng vô sinh hiếm muộn đang ngày càng gia tăng, trẻ hóa về độ tuổi. Để hạn chế tình trạng này, mỗi người nên có lối sống lành mạnh, khoa học, tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tránh căng thẳng, làm việc trong môi trường độc hại để hạn chế tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Đồng thời các bạn trẻ nên thực hiện khám tiền hôn nhân và thăm khám sớm khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe sinh sản. Đó là cách để giúp các cặp vợ chồng trẻ sớm phát hiện, điều trị vô sinh hiếm muộn theo hướng hiệu quả và giảm thiểu chi phí điều trị.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11