Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng như đau bụng kinh sau khi chuyển phôi. Điều này khiến không ít chị em lo lắng. Vậy đau bụng như đau bụng kinh sau khi chuyển phôi là bị làm sao? Có nguy hiểm không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa của Viện Mô phôi lâm sàng quân đội – Học viện Quân y sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này.
I. Đau bụng như đau bụng kinh sau chuyển phôi là bị làm sao?
Đau bụng như đau bụng kinh sau chuyển phôi có phải đang gặp phải vấn đề gì không? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng đau bụng lâm râm, đau bụng như đau bụng kinh là tình trạng sinh lý bình thường của phụ nữ khi chuyển phôi xong. Vì vậy, chị em không cần phải quá lo lắng.
Sở dĩ xảy ra hiện tượng này, là do các hormone của quá trình thai nghén bắt đầu. Kích thích tử cung tăng trưởng làm dây chằng treo giữa tử cung trong ổ bụng trở nên căng tức hơn. Gây ra cảm giác đau lâm râm, hơi nhói vùng bụng dưới.
Tùy từng cơ địa của mỗi người mà tình trạng đau bụng sau chuyển phôi có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Thông thường, đến ngày 6 sau khi chuyển phôi sẽ xuất hiện biểu hiện đau bụng lâm râm..
II. Đau bụng dưới như đau bụng kinh sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nếu bạn chỉ thấy xuất hiện cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Cơn đau bụng ngắt quãng và không kéo dài, thì bạn không cần phải quá lo lắng. Vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của giai đoạn đầu khi mang thai.
Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng như đau bụng kinh sau khi chuyển phôi cũng có thể là triệu chứng cảnh báo dọa sảy thai. Trong trường hợp cơn đau bụng kéo dài, đau quặn thành từng cơn, ra máu âm đạo nhiều. Lúc này, chị em nên chủ động đến ngay cơ sở y tế làm thụ tinh ống nghiệm, để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn.
III. Những vấn đề thường gặp khác sau chuyển phôi
Ngoài hiện tượng đau bụng dưới sau chuyển phôi. Chị em có thể nhận biết sớm dấu hiệu chuyển phôi thành công, bằng việc cảm nhận những dấu hiệu của cơ thể như:
1. Chướng bụng, đầy hơi
Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, lượng progesterone và estrogen sẽ phát triển mạnh mẽ, điều này tạo ra nhiều thay đổi lớn cho cơ thể. Khiến các cơ đường ruột sản sinh ra nhiều khí ga hơn. Làm chậm quá trình tiêu hóa nên chị em thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
🌠🌠🌠 Đọc ngay: Nhận biết dấu hiệu chuyển phôi thất bại
2. Ra máu báo thai
Máu báo thai là hiện tượng mà sản phụ có thể gặp sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà sẽ xuất hiện máu báo thai. Tỉ lệ ra máu báo thai chỉ chiếm 25-30%.
3. Co bóp tử cung
Khi phôi thai làm tổ thành công, tử cung sẽ phát triển to hơn theo kích thước của thai nhi. Vì vậy sẽ xảy ra tình trạng co bóp tử cung, đây là điều hết sức bình thường.
Nếu tử cung co bóp quá nhiều, gây nên những cơn đau bụng dữ dội, kèm xuất huyết âm đạo. Sản phụ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
4. Đau tức ngực
Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến chị em rất dễ dàng để nhận biết. Giai đoạn đầu mang thai, lượng hormone sản sinh ra nhiều, lượng máu lưu thông tới vùng ngực tăng cao. Điều này vô tình khiến ngực của chị em trở nên nhạy cảm và bị đau tức hơn.
🌠🌠🌠 ĐỌC TIẾP: Đau lưng sau chuyển phôi: Nguyên nhân và cách khắc phục
5. Vùng kín ẩm ướt
Lượng hormone trong thai kỳ tăng mạnh, khiến cho “cô bé” tiết dịch trắng nhiều hơn, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Để phòng tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa xảy ra, chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, để ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
6. Cơ thể mệt mỏi
Giai đoạn mang thai cần năng lượng gấp đôi để nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi. Vậy nên mẹ bầu thường xuyên bị mệt mỏi trong khi mang bầu cũng là điều dễ hiểu.
Để khắc phục tình trạng này, chị em hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ. Tránh không nên làm việc nặng, hoặc căng thẳng quá nhiều, sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
7. Chậm kinh
Khi thụ thai thành công, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Do đó, chị em cũng không quá lo lắng khi xuất hiện tình trạng này. Tuy nhiên, đây cũng có các trường hợp đặc biệt xuất hiện chậm kinh không do mang thai. Chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm bắt rõ hơn tình trạng của mình.
IV. Lưu ý khi bị đau bụng sau chuyển phôi
Theo các chuyên gia, đau bụng lâm râm sau khi chuyển phôi là một trong những dấu hiệu nhận biết quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn, chị em vẫn cần theo dõi và chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường.
Để tăng khả năng chuyển phôi thành công, cũng như hạn chế cơn đau bụng dưới sau khi chuyển phôi. Chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Để không bị ảnh hưởng đến khả năng bám dính của phôi vào thành tử cung. Chị em không nên ăn những thực phẩm khó tiêu trong thời gian chuyển phôi.
- Tuyệt đối không dùng đồ ăn có vị nồng và các chất kích thích.
- Hãy vận động nhẹ nhàng để máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, tăng sức đề kháng.
- Không ăn các loại rau củ dễ gây sảy thai như: đu đủ, dứa, rau ngót, không uống nước dừa trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Với những thông tin vừa rồi, có thể thấy hiện tượng đau bụng như đau bụng kinh sau chuyển phôi không hề gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, cũng như bảo toàn thành quả của cả quá trình làm thụ tinh ống nghiệm. Sau khi chuyển phôi, chị em cần chú ý theo dõi sức khỏe và những thay đổi của cơ thể. Và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi có những dấu hiệu bất thường.
Có thể bạn quan tâm
Lịch khám bệnh từ ngày 16/09 đến ngày 22/09!
Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?
Nguyên nhân nào dẫn đến phôi có chất lượng kém?
“Tinh binh” ở nam giới mạnh nhất vào mùa nào?