Niêm mạc tử cung có vai trò là “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ và phát triển. Điều trị IVF có nhiều bước, trong đó có giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung tối ưu. Bệnh nhân chuyển phôi trữ đông sẽ trải qua giai đoạn này để có độ dày niêm mạc phù hợp. Khi đó, giai đoạn “cửa sổ làm tổ” của phôi mở ra, tiếp nhận phôi vào làm tổ. Quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung sẽ giúp cho niêm mạc có độ dày phù hợp. Độ dày niêm mạc như thế nào sẽ được chuyển phôi?
🌱Ngày 08/05/2024: Các bước điều trị thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?
🌱Ngày 05/04/2024: Điều gì sẽ xảy ra vào ngày chọc hút trứng?
🌱Ngày 04/04/2024: Khi nào cần bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân?
🌱Ngày 05/04/2024: AMH thấp có làm IVF được không?
🌱Ngày 03/04/2024: Nguy cơ khi chuyển phôi khảm là gì?
🌱Ngày 08/04/2024: Quy trình thực hiện điều trị thụ tinh trong ống nghiệm
Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi như thế nào trong chu kỳ kinh nguyệt?
Niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày niêm mạc tử cung trong từng giai đoạn như thế nào?
Dưới đây là chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung bình thường ở từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 1- ngày thứ 4): chỉ số tiêu chuẩn là 2-4mm.
- Giai đoạn tăng sinh của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 4- ngày thứ 14): chỉ số tiêu chuẩn là 6-10mm.
- Giai đoạn chế tiết của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 15- ngày thứ 28): chỉ số tiêu chuẩn là < 16mm.
Vai trò của niêm mạc tử cung
Tại sao cần chuẩn bị niêm mạc trước khi chuyển phôi trữ?
Sau khi chọc noãn, có nhiều lý do mà bệnh nhân cần cân nhắc đông lạnh phôi. Vài lý do có thể kể ra như:
- Nội tiết chưa cân bằng,
- Niêm mạc tử cung chưa thuận lợi,
- Cơ thể bệnh nhân chưa khỏe hoặc có nguy cơ quá kích buồng trứng…
- Hay đơn thuần là do bệnh nhân chưa có thời gian để mang thai hoặc có nhiều phôi nên trữ đông lại để dành cho sau này chuyển phôi tiếp.
Việc chuyển phôi trữ lạnh không phải sẽ chuyển vào bất cứ thời điểm nào. Mà sẽ phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị NMTC dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị. Mục đích của việc chuẩn bị niêm mạc tử cung này là theo dõi để đưa phôi đã rã đông phù hợp với thời điểm “cửa sổ làm tổ được mở” và tạo ra điều kiện tốt nhất để phôi có thể làm tổ trong lòng tử cung. Chúng ta có thể hiểu ví von là “cải tạo mảnh đất sao cho màu mỡ giàu dinh dưỡng trước khi gieo hạt giống.
Độ dày niêm mạc như thế nào sẽ được chuyển phôi?
Xuất phát từ vai trò quan trọng trong thai kỳ, NMTC phải đạt được những yêu cầu để tạo cơ hội làm tổ cho phôi thai phát triển.
NMTC là lớp trong cùng của tử cung. Độ dày của lớp niêm mạc sẽ có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Để đủ khả năng làm tổ và phát triển thuận lợi cho thai nhi, NMTC cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Về độ dày: độ dày niêm mạc dễ có thai nhất trong khoảng từ 8-12mm. Dưới 8mm được coi là niêm mạc mỏng và khó đậu thai và trên 14mm rất khó đậu thai.
- Về mặt hình thái: niêm mạc tử cung hình 3 lá (hoặc hình hạt cà phê) trên siêu âm thì tỷ lệ có thai là cao nhất. Vì vậy, niêm mạc quá dày hay quá mỏng đều gây bất lợi cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ