Chỉ số độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không? Được biết, nhiều mẹ bầu không biết mình đang thuộc nhóm nguy cơ nào khi nhận kết quả đo độ mờ da gáy. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác. Cũng như bỏ túi một số lời khuyên của bác sĩ về các chỉ số độ mờ da gáy.
I. Tìm hiểu về độ mờ da gáy
Trước khi tìm hiểu độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không, mẹ bầu cần nắm rõ một số thông tin về độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy chính là lớp dịch xuất hiện ở phía sau gáy của thai nhi. Thông thường, lớp dịch này chỉ xuất hiện ở những tuần cuối của tam cá nguyệt đầu tiên. Sau giai đoạn này, lớp dịch này sẽ biến mất.
Chính vì thế, nếu đo độ mờ da gáy, thai phụ cần phải thực hiện đúng thời điểm. Đó là khi thai nhi được 11W – 13W6D. Ở thời điểm này, độ mờ da gáy sẽ phản ảnh chính xác nguy cơ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có những can thiệp và điều trị sớm cho thai nhi.
II. Lợi ích của việc đo độ da gáy
Đo độ mờ da gáy khi thai được 11 – 13 tuần là khuyến cáo dành cho mọi thai phụ. Bởi sàng lọc này có ý nghĩa rất quan trọng, biết được sức khỏe của thai nhi có tốt không. Đồng thời, phát hiện các bệnh lý di truyền liên quan đến bất thường về NST. Trong đó, phổ biến là 3 hội chứng dưới đây:
- Hội chứng Down: Những trẻ mắc hội chứng Down sẽ xuất hiện 3 NST số 21. Trẻ sau khi sinh ra gặp nhiều bất thường về trí tuệ cũng như sức khỏe. Có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến tim.
- Hội chứng Edward: Với những trẻ mắc hội chứng này sẽ xuất hiện thêm 1 NST số 18. Biến chứng của hội chứng khiến cho trẻ gặp nhiều khuyết tật trên cơ thể. Ngoài ra, nguy cơ hỏng thai hoặc sinh non ở những trường hợp này rất cao.
- HC Patau: Phát hiện thai nhi thừa 1 NST số 13. Trẻ mắc hội chứng này không chỉ gặp khiếm khuyết trên cơ thể mà còn khó duy trì được tuổi thọ sau khi sinh.
Kết quả sàng lọc sẽ biết được thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh lý này không. Từ đó, điều trị và can thiệp sớm nhằm hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì ý nghĩa này, mẹ bầu không nên bỏ qua sàng lọc này để theo dõi thai kỳ tốt nhất.
⭐⭐⭐ Hỏi đáp: Độ mờ da gáy cao nhưng NIPT bình thường có sao không?
III. Đo độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ đưa ra chỉ số cụ thể cho trường hợp độ mờ da gáy bình thường và trường hợp bất thường.
- Trường hợp chỉ số độ mờ da gáy bình thường:
Khi thai được 11w – 13w sẽ tương đương với khoảng 45 – 84mm. Trong trường hợp này, độ mờ da gáy dưới 3.5mm sẽ được xem là bình thường. Ngoài ra, tùy vào từng tuổi thai mà sẽ chỉ số cụ thể để các mẹ bầu nắm rõ.
+ Thai nhi được 11w: Độ mờ da gáy là 2mm.
+ Thai nhi 12w: Độ mờ da gáy <2.5mm.
+ Ở 13w: Độ mờ da gáy 2.8mm.
- Trường hợp chỉ số độ mờ da gáy bất thường:
Nếu chỉ số khoảng sáng sau gáy sau khi sàng lọc > 3,5mm sẽ được xem là bất thường. Nghĩa là thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh.
Cụ thể, nếu khoảng sáng sau gáy >3m, thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down. Còn khi chỉ số là 6mm thai nhi không chỉ có nguy cơ mắc HC Down mà còn tiềm ẩn nhiều hội chứng nguy hiểm khác.
Qua các chỉ số cụ thể này chắc hẳn mẹ bầu cũng đã biết được độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không. Như vậy, 1.7mm là chỉ số nằm trong trường hợp an toàn, nguy cơ thấp. Mặc dù nằm trong ngưỡng an toàn, mẹ bầu cũng nên kết hợp với các sàng lọc khác để tăng độ chính xác.
IV. Cần làm gì khi chỉ số độ mờ da gáy bất thường
Độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không đã được chúng tôi giải đáp cụ thể. Chỉ số này nằm ở ngưỡng an toàn, nên mẹ bầu có thể yên tâm. Còn với những trường hợp độ mờ da gáy trên 3,5mm phải làm sao? Theo các chuyên gia, độ chính xác của đo khoảng sáng sau gáy là 75%. Nên nhiều trường hợp kết quả có thể không chính xác.
Do đó, trong trường hợp kết quả bất thường mẹ bầu vẫn nên bình tĩnh. Trước tiên, nên sàng lọc thêm bằng các phương pháp khác có độ tin cậy cao hơn. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp NIPT, sinh thiết hay chọc ối… Những phương pháp này có độ chính xác cao, ít sai sót về sàng lọc dị tật.
Trong đó, NIPT có ưu điểm nổi bật đó là không xâm lấn nên được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Kỹ thuật này chỉ cần lấy mẫu máu của thai phụ để kiểm tra một số chỉ số của thai nhi. Kết quả sàng lọc sẽ giúp sàng lọc được nhiều bệnh lý dị tật với độ tin cậy cao.
Trong trường hợp kết quả vẫn bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ phương pháp điều trị sớm. Hoặc xấu nhất đó là phải bỏ thai. Dù là trường hợp nào đi chăng nữa mẹ bầu hãy bình tĩnh, nghỉ ăn, uống hợp lý để sức khỏe chóng hồi phục.
Bài viết cũng đã giúp mẹ bầu giải đáp độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không. Đây là chỉ số an toàn, song mẹ bầu vẫn nên kết hợp các sàng lọc khác để yên tâm hơn.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ