Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là tinh dịch đồ bất thường. Không có tinh trùng trong tinh dịch hiện nay gặp phải ở khá nhiều nam giới. Sau khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ, bệnh nhân sẽ được xác định là tình trạng vô tinh hay không. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô tinh có nhiều nguyên nhân. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định được nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy vô tinh có con được không và phải điều trị như thế nào?
🔋Ngày 05/12/2024: Rối loạn chuyển hoá chu trình urê ở trẻ em
🔋Ngày 04/12/2024: Sảy thai liên tiếp
🍄Ngày 03/12/2024: Người nhiễm giang mai có làm IVF được không?
🍄Ngày 19/11/2024: Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo như thế nào?
🔥Ngày 15/11/2024: Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD là gì?
🔥Ngày 18/11/2024: Sau khi cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai như thế nào?
Nguyên nhân nào dẫn tới vô tinh ở nam giới?
Vô tinh (Azoospermia) hay còn gọi là tình trạng không có tinh trùng. Không có tinh trùng là thuật ngữ y khoa dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần.
Các chuyên gia thường chia tình trạng này thành 2 loại gồm: vô tinh do tắc nghẽn và vô tinh không do tắc. Trong đó, tỷ lệ nam giới vô tinh không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân vô tinh không do tắc (do tinh hoàn không sản xuất ra được tinh trùng):
- Do các bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên. Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.
- Do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Như Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan… Hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động…
- Do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm: tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn sau khi bị quai bị,…
Nguyên nhân vô tinh do tắc:
Do sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.
📍📍📍XEM THÊM: Ra máu sau chuyển phôi có nguy hiểm không?
Triệu chứng của nam giới vô tinh
Hầu hết các bệnh nhân không có biểu hiện, chỉ khi đi khám và xét nghiệm mới được xác định. Hoặc nếu có, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:
- Ít có ham muốn tình dục
- Rối loạn cương dương
- Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn
- Râu, lông ít hoặc không có
Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh nhân vô tinh
Xuất phát từ việc đa số bệnh nhân vô tinh không có biểu hiện nên xét nghiệm là điều cần làm. Trong đó, cơ bản nhất là phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ.
Tại Viện Mô phôi, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu tại Viện. Mẫu tinh dịch của bệnh nhân sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm:
- Thử các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt testosterone
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ
- Siêu âm tinh hoàn
Điều trị cho bệnh nhân vô tinh
Xuất phát từ nguyên nhân, phương pháp điều trị cho mỗi nhóm vô tinh sẽ khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cụ thể trên từng tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị nội khoa
Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrozole và letrozole.
Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định
Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh
- Ống dẫn tinh bị tắc
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản kết hợp thủ thuật nam khoa:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA)
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE)
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro-TESE)
Vô tinh có con được không?
Trước đây khi các kỹ thuật thu tinh trùng chưa hiệu quả, bệnh nhân rất ít hy vọng để có con chính chủ. Đặc biệt là các trường hợp vô tinh không do tắc. Những trường hợp này trước đây thường được tư vấn xinh tinh trùng hoặc xin con nuôi.
Tuy nhiên với sự phát triển hiện nay, nhiều nam giới vô tinh đã được làm cha. Tại Viện Mô phôi, chúng tôi đã giúp cho rất nhiều trường hợp được xác định là vô tinh đã có con “chính chủ”. Các biện pháp điều trị của y học hiện đại đã giúp hàng triệu bệnh nhân như vậy.
Micro-TESE đã mở rộng chân trời điều trị vô sinh, giúp các cặp vợ chồng bị vô tinh có thể có con của chính mình – điều mà trước đây không thể thực hiện được.
Năm 2010, Viện Mô phôi là đơn vị đầu tiên mổ thành công phương pháp Micro TESE tại Việt Nam. Năm 2012, em bé đầu tiên sinh ra từ kỹ thuật micro-TESE. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều ông bố được thực hiện giấc mơ làm cha sinh học của mình. Điều mà trước đây không thể thực hiện.
Cuối cùng, nếu như sau khi thực hiện hết tất cả các xét nghiệm và phẫu thuật mà vẫn không tìm thấy tinh trùng, bác sĩ sẽ phải thông báo rằng: “Trường hợp của anh/chị nếu muốn có con thì sẽ phải xin tinh trùng”. Có lẽ đối với rất nhiều người, chuyện xin tinh trùng là khó chấp nhận nhưng ngày nay bằng sự phát triển của khoa học cùng với sự cởi mở trong tư tưởng của các ba mẹ, vấn đề xin tinh trùng sẽ bớt nặng nề hơn và quan trọng hơn cả chính là anh chị vẫn luôn đi cùng nhau. Hạnh phúc của người đàn ông là đồng hành cùng người vợ của mình trên hành trình tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ.
Bài viết liên quan
Những trường hợp nào cần tư vấn di truyền trước khi mang thai?
Bất kỳ cha mẹ nào đều mong muốn con mình khi sinh ra sẽ khoẻ ...
Th1
Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để có thai?
Vòi trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ. Một người phụ ...
Th1
Cần làm gì khi hết hợp đồng lưu trữ phôi?
Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân chuyển phôi tươi ...
Th1
Hội chứng antiphospholipid là gì?
Hội chứng antiphospholipid là một nỗi lo đối với các chị em đang và chuẩn ...
Th1
Có nên chuyển phôi chất lượng kém không?
Chất lượng phôi là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết cục ...
Th1
Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Khả năng sinh sản của nam và nữ phụ thuộc vào yếu tố. Những yếu ...
Th1