Chờ đợi kết quả chuyển phôi là thời gian mang lại nhiều sự hồi hộp cho bệnh nhân. Có người may mắn thành công ở lần chuyển phôi đầu tiên nhưng cũng có những trường hợp lâu hơn. Vì thế khoảng thời gian sau chuyển phôi cũng gây nhiều lo lắng cho các gia đình. Sau chuyển phôi, có người có một vài biểu hiện, có người không có biểu hiện gì. Ở một số chị em lần đầu chuyển phôi sẽ khá bỡ ngỡ. Dưới đây là 5 dấu hiệu phôi làm tổ bệnh nhân nên chú ý.
🔥Ngày 04/12/2023: Bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới trước khi xạ trị hoá trị
🔥Ngày 24/11/2023: Liệu có loại thuốc nào có thể chữa khỏi đa nang buồng trứng không?
🔥Ngày 19/10/2023: Viện Mô phôi đi đầu trong kỹ thuật vi phẫu tinh hoàn
🔥Ngày 27/09/2023: Hormone LH có vai trò gì?
🔥Ngày 07/09/2023: Nguyên nhân gây tắc vòi trứng là gì?
🔥Ngày 16/08/2023: Đầu tinh trùng có nhiều không bào có nguy hiểm không?
🔥Ngày 15/08/2023: Ăn gì để nang trứng phát triển tốt?
Phôi làm tổ là gì?
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là lựa chọn những tinh trùng tốt nhất của người chồng đem đi kết hợp trứng của người vợ. Sau đó tạo thành phôi ở bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm). Phôi sau chọc noãn được nuôi thêm 3 ngày gọi là phôi ngày 3 (giai đoạn phôi phân chia). Phôi sau chọc noãn nuôi lên 5 ngày gọi là phôi ngày 5 (giai đoạn phôi nang). Bệnh nhân có thể được chuyển phôi ở giai đoạn phôi ngày 3 hoặc phôi ngày 5.
Phôi làm tổ là quá trình “vùi sâu” vào lớp niêm mạc tử cung, giúp phôi tiết ra nội tiết beta hCG.
Mở “cửa sổ” làm tổ của phôi
Bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi (chuyển luôn trong chu kỳ kích thích buồng trứng) hoặc chuyển phôi đông lạnh. Chuyển phôi đông lạnh cần phải trải qua quá trình chẩn bị nội mạc tử cung (NMTC).
Sau khi được chuẩn bị thích hợp với progesterone, NMTC đạt đến trạng thái sẵn sàng để tiếp nhận phôi đến làm tổ. Cửa sổ làm tổ đã được mở ra.
Tại NMTC ở thời điểm của cửa sổ làm tổ, có sự hiện diện của các tế bào gọi là pinopode. Thời gian xuất hiện và tồn tại của các pinopode rất ngắn, chỉ khoảng 5 ngày. Tại bề mặt của các pinopode sẽ diễn ra các đối thoại giữa phôi và NMTC trước làm tổ.
Sự hiện diện trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 5 ngày, của các tế bào pinopode biểu hiện nội mạc tử cung đã sẵn sàng cho hiện tượng làm tổ. Thời gian này gọi là cửa sổ làm tổ.
Sau chuyển phôi mấy ngày phôi làm tổ?
Thông thường đối nhóm chuyển phôi ngày 3 thì phôi sẽ tiếp tục quá trình phát triển lên phôi nang và có hiện tượng phôi thoát màng, bắt đầu quá trình làm tổ của phôi. Quá trình làm tổ của phôi ngày 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-5 ngày sau khi chuyển phôi.
Đối với nhóm chuyển phôi ngày 5 thì quá trình làm tổ của phôi thì diễn ra ngay sau khi phôi được chuyển từ 1-3 ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên thử thai quá sớm. Tại Viện Mô phôi, đối với các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, sẽ được hẹn xét nghiệm beta hCG sau 12 ngày chuyển phôi. Bệnh nhân không nên làm xét nghiệm sớm hơn.
5 dấu hiệu phôi làm tổ bệnh nhân nên chú ý
Thời gian chờ đợi để thử beta hCG đối với các mẹ sau chuyển phôi thật hồi hộp. Nhất là các mẹ hiếm muộn mong con nhiều năm. Mặc dù vậy, kể cả thai kỳ tự nhiên hay thai hỗ trợ sinh sản không nhất thiết phải có các biểu hiện mới thành công. Có những trường hợp sau chuyển phôi không có biểu hiện nhưng lại có kết quả thai kỳ trọn vẹn. Dưới đây là 6 dấu hiệu phôi làm tổ thường gặp:
Ra dịch màu hông hoặc nâu
Nếu sau chuyên phôi bệnh nhân thấy một ít huyết hồng (hay còn gọi là máu báo) hặc dịch nâu thì các mẹ không nên lo lắng. Đây là biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi. Đây cũng có thể là biểu hiện của một ca chuyển phôi thành công khi phôi bắt đầu làm tổ.
Lượng huyết âm đạo thường ít, ra nhỏ giọt, có màu nâu hoặc hồng nhạt và chỉ kéo dài 1-2 ngày.
Cảm giác nặng và căng tức vùng bụng
Sau khi được đưa vào cơ thể, phôi thai sẽ tìm chỗ lưu trú. Trong giai đoạn này phôi thai vẫn tiếp tục quá trình phân chia tế bào. Ở một số trường hợp, cơ thể sẽ cảm giác được sự căng tức, nặng ở phần bụng dưới. Trong khoảng thời gian này, người mẹ nên cẩn thận trong quá trình di chuyển, vận động nhẹ nhàng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ hặc mất ngủ
Một dấu hiệu cho biết thai đã thụ tinh thành công chính là cảm giác mệt mỏi hơn bình thường. Bởi vì lúc này cơ thể của người mẹ cần phải hoạt động mạnh mẽ, tăng tốc nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thai nhi phát triển trong bụng. Những cơn buồn ngủ ập đến nhiều hơn vào buổi trưa và tối, vì lẽ đó bạn đừng quá lo lắng mà cần phải nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Tần suất muốn đi tiểu tăng lên trong vòng một tuần. Điều này xảy ra do khi phôi bám với tử cung thành công. Cơ thể sẽ có những thay đổi để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển như tăng lượng máu cung cấp đền vùng xương chậu, dẫn đến áp lực lên bàng quang nhiều hơn và khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
Thân nhiệt tăng lên
Sau khi phôi làm tổ thành công thì thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên gây nóng trong người. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do quá trình trao đổi chất tăng lên để phục vụ cho việc nuôi dưỡng thai nhi, hơn nữa sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai cũng làm cho mẹ có cảm giác nóng, tăng thân nhiệt như thế này.
Cần làm gì nếu sau chuyển phôi không xuất hiện biểu hiện gì?
Biểu hiện sau chuyển phôi không cho biết chính xác bệnh nhân thành công hay thất bại. Nhiều trường hợp không xuất hiện biểu hiện vẫn thành công. Thậm chí trên cùng một thai phụ, biểu hiện khi chuyên phôi thành công giữa những lần mang thai khác nhau cũng khác nhau.
Vì vậy, các mẹ không cần quá lo lắng khi không thấy biểu hiện và hãy làm những việc sau:
- Tuyệt đối tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đơn,
- Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, tránh ăn thức ăn lạ, uống nhiều nước
- Vận động nhẹ nhàng, có thể đi làm nếu công việc nhẹ nhàng,
- Giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, đi ngủ sớm, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
Bài viết liên quan
Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Sinh con khoẻ mạnh – Hạnh phúc vẹn tròn là mong muốn của mỗi người ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung và khả năng sinh sản
Nội mạc tử cung vẫn luôn được ví von là “mảnh đất” màu mỡ cho ...
Th9
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9