Chu kỳ kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động khoảng 28-30 ngày. Tuy nhiên hiện nay tình trạng kinh nguyệt thất thường gặp khá phổ biến ở phụ nữ. Có người chu kỳ kinh quá ngắn, có người lại quá dài. Thậm chí có những phụ nữ một năm chỉ có kinh nguyệt một vài lần. Vậy chậm kinh có phải là dấu hiệu của vô sinh không?
❌Ngày 18/06/2024: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
❌Ngày 17/06/2024: Em bé Bohy của mẹ Hà Anh!
❌Ngày 05/06/2024: Tắc vòi trứng có bơm IUI được không?
❌Ngày 04/06/2024: Bệnh nhân tắc hai vòi trứng điều trị IVF thành công tại Viện!
❌Ngày 03/06/2024: Hành trình rong ruổi 10 năm tìm con của đôi vợ chồng đến từ Hưng Yên
❌Ngày 04/06/2024: Một số bệnh phụ khoa thường gặp.
❌Ngày 17/06/2024: Sau chọc trứng bao lâu thì chuyển phôi?
Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ bong ra. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp đi lặp lại ở mọi phụ nữ, nó là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Vào thời điểm cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.
Tuy nhiên, trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới.
Quá trình loại bỏ ấy gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo. Dù chất lỏng đó vẫn được gọi là máu nhưng thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.
Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kinh nguyệt
- Giai đoạn nang trứng (diễn ra song hành với giai đoạn kinh nguyệt)
- Giai đoạn rụng trứng
- Giai đoạn hoàng thể.
🦠🦠🦠🦠🦠ĐỌC NGAY: Hội chứng chỉ có một lớp tế bào Sertoli là gì?
Chậm kinh có phải dấu hiệu của vô sinh không?
Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Chậm kinh chỉ tình trạng đã đến kỳ hành kinh nhưng chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Nếu không phải do mang thai và cho con bú thì các chị em nên lưu ý về tình trạng chậm kinh
Chị em không nên xem thường vấn đề này bởi thực tế phần lớn những phụ nữ vô sinh, hiếm muộn đều có chu kỳ kinh không đều chẳng hạn như:
- Buồng trứng đa nang. Là tình trạng khiến phụ nữ có quá nhiều nang trứng trong buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và khó thụ thai.
- U xơ tử cung. Là những khối u lành tính phát triển trong tử cung. Tình trạng này có thể gây đau đớn, chảy máu và rối loạn kinh nguyệt
- Viêm vùng chậu. Là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan sinh sản nữ giới bao gồm tử cung, buồng trứng và vòi trứng. Viêm vùng chậu có thể dẫn đến dính vùng chậu, làm giảm khả năng thụ thai.
- Các vấn đề về tuyến giáp. Là 1 tuyến nhỏ ở cổ có vai trò quan trọng trong sản xuất hormone, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
- Các vấn đề về cân nặng: thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt và khả năng sinh sản…
Cần làm gì để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn?
Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ liên quan đến sức khoẻ sinh sản. Mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ nói chung của phụ nữ. Vì vậy, khi thấy mình bị chậm kinh, thậm chí chậm kinh nhiều lần, chị em nên đi khám sớm.
Chậm kinh là vấn đề không mong muốn ở mọi chị em phụ nữ. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do tâm lý lo lắng mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Do đó, mỗi cá nhân cần có những phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả thông qua một số hướng dẫn sau:
- Luyện tập thể dục điều độ mỗi ngày với các bài tập phù hợp.
- Duy trì cân nặng ổn định, phù hợp với vóc dáng cơ thể; tránh giảm hoặc tăng cân đột ngột.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết.
- Duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Có thói quen vệ sinh sạch sẽ thân thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng.
- Tránh lạm dụng thường xuyên các chất kích thích, thuốc tránh thai,…
- Nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện vấn đề bất thường nếu có.
Chậm kinh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm, nhưng không nên chủ quan. Nếu chậm kinh kéo dài, chị em nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Bài viết liên quan
Nam giới trữ đông tinh trùng cần những giấy tờ gì?
Hiện nay, để bảo tồn khả năng sinh sản, đông lạnh giao tử là biện ...
Th12
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Xét nghiệm nội tiết ở nữ giới thực hiện vào thời điểm nào?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh ...
Th12
Rối loạn phóng noãn – những điều cần biết
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiếm muộn chính là tình trạng ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12