Những trường hợp nào nên chọc ối?

choc oi 2

Sinh con khỏe mạnh là mong ước của mỗi thai phụ, kể cả thai tự nhiên hay thai IVF. Tuy nhiên trên thực tế, không phải thai kỳ nào cũng cán đích thành công. Một trong những nguyên nhân đó là thai nhi bất thường nặng. Hiện nay, chọc ối được xem là xét nghiệm cuối cùng chẩn đoán bất thường thai nhi. Đây là một kỹ thuật thường quy tại Viện. Vậy kỹ thuật này được thực hiện vào thời điểm nào? Những trường hợp nào nên chọc ối? Chi phí cho kỹ thuật này là bao nhiêu?

🔥Ngày 18/04/2025: Các bước sàng lọc gen bệnh Thalassemia để sinh con khoẻ mạnh.

🔥Ngày 16/04/2025: Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân chi phí bao nhiêu? 

🔥Ngày 17/04/2025: Chi phí điều trị cho trường hợp đơn thân bao nhiêu?

🔥Ngày 15/04/2025: Hướng dẫn lấy tinh dịch tại Viện Mô phôi.

🔥Ngày 16/04/2025: Người hiến trứng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Những điều cần biết về chẩn đoán dị tật thai kỳ sớm

Dị tật thai nhi là những bất thường của thai nhi xuất hiện ngay từ trong bào thai. Đó có thể là các bất thường về nhiễm sắc thể, hình thái của một hay nhiều cơ quan.

Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ bị dị tật thai nhi khoảng 3%, nghĩa là cứ 33 trẻ mới sinh ra thì có 1 trẻ bị dị tật. Tất cả các trường hợp mang thai đều có nguy cơ bị dị tật thai nhi, tuy nhiên nguy cơ bị dị tật thai nhi sẽ cao hơn nếu mẹ có các yếu tố như:

  • Tuổi mẹ trên 35 tuổi, mẹ càng cao tuổi nguy cơ bị dị tật thai nhi càng cao
  • Mẹ có tiền sử mang thai dị tật, tiền sử sảy thai nhiều lần
  • Tiền sử gia đình có người bị dị tật thai nhi
  • Mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ mà chưa được tiêm phòng ( Rubella, Herpes, Cytomegalovirus …) ,tiếp xúc với tia xạ, hóa chất độc hại.
  • Mẹ bị đái tháo đường, hút thuốc lá…

Bất cứ thai nhi nào đều có thể mắc các dị tật bẩm sinh ở các mức độ khác nhau. Do đó việc phát hiện sớm các dị tật thai nhi là hết sức quan trọng để có biện pháp xử lý và theo dõi hợp lý.

🌳🌳🌳🌳🌳🌳THAM KHẢO NGAY: Bệnh nhân chuyển 1 phôi ngày 5 sinh em bé khoẻ mạnh.

20200616 050245 389810 sieu am khong co ti.max 1800x1800 1
Siêu âm thai là phương pháp sàng lọc trước sinh phổ biến và đơn giản nhất.

Những trường hợp nào nên chọc ối?

Nước ối được hình thành cùng với sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi được 12 ngày, nước ối đã trở thành môi trường sống giữ vai trò quan trọng. Nước ối cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ thai nhi ở trong bụng mẹ.

Do sự tái hấp thu nước ối của thai nhi trong quá trình mang thai qua dây rốn, màng ối, hệ tiêu hóa… khiến cho nước ối có chứa các tế bào ADN của thai nhi. Thông tin di truyền từ các tế bào ADN của thai nhi có trong nước ối tương tự như tế bào ADN của thai nhi khi được sinh ra.

Chính vì vậy, chọc ối được coi là một xét nghiệm chẩn đoán cuối cùng đối với những mẹ bầu có kết quả các phương pháp sàng lọc thường quy không xâm lấn kết luận con có nguy cơ cao.

Chọc ối là gì?

Chọc ối là một xét nghiệm trước sinh giúp bác sĩ thu thập những thông tin sức khỏe cần thiết của thai nhi từ một mẫu nước ối của người mẹ.

Từ dịch ối có thể làm các xét nghiệm phát hiện các bất thường di truyền của thai. Chọc ối dưới hướng dẫn siêu âm nên đây được xem là một thủ thuật an toàn của chẩn đoán tiền sản.

Những trường hợp nào bác sĩ cho chỉ định chọc ối?

Đó là những trường hợp sau:

  • Siêu âm hình thái bất thường như độ mờ da gáy dày, không có xương mũi…
  • Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ cao như Double test, Triple test, NIPT
  • Người mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên
  • Có tiền sử sinh con mắc dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai lưu không rõ nguyên nhân
  • Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh di truyền
  • Mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai
  • Mắc phải những bệnh liên quan đến nhóm bệnh tan máu bẩm sinh
  • Bệnh lý đơn gen khác.

Thời điểm chọc ối

Thủ thuật chọc ối có thể được thực hiện vào giai đoạn 2 của thai kỳ ( 16-18 tuần) trong các trường hợp cần xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi để cung cấp thông tin cho quyết định chấm dứt thai kỳ, bắt nguồn từ các biến chứng như tiền sản giật. Chọc ối cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng ối.

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản nói chung cũng như chọc ối nói riêng, thai phụ cần được tham vấn kỹ càng về những lợi ích cũng như những nguy cơ mà xét nghiệm gây ra.

Chọc ối có an toàn không?

Cũng như các xét nghiệm xâm lấn khác, chọc ối cũng có những rủi ro nhất định. Mặt khác, chọc ối có an toàn không lại còn tùy thuộc vào cơ sở y tế, phòng chuyên khoa, bác sĩ thực hiện và yếu tố cơ địa từ người mẹ. Trên thực tế, chọc ối có nguy cơ gây sảy thai nhưng với một tỷ lệ xảy ra ít hơn 1%, hoặc khoảng 1/200 tới 1/400. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn nếu bà bầu được thực hiện xét nghiệm bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị sản khoa. Ngoài ra, chọc ối có khả năng dẫn đến những biến chứng khác, như tổn thương tới em bé hoặc mẹ, nguy cơ nhiễm trùng và sinh non.

Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào?

Bước 1: Bác sĩ cho chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng gồm: công thức máu, sinh hóa, đông máu với kết quả trong giới hạn bình thường. Khi toàn trạng ổn định, thai phụ sẽ được chỉ định và ký cam đoan chọc ối tại bệnh viện.

Bước 2: Bác sĩ tiến hành thủ thuật vô khuẩn chọc hút dịch ối. Nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Sau đó, thai phụ sẽ được siêu âm kiểm tra lại tình trạng thai nhi sau thủ thuật.

Bước 3: Theo dõi sau thủ thuật:

  • Sau khi làm thủ thuật, khách hàng tiếp tục theo dõi và lưu viện trong khoảng 2 giờ
  • Đánh giá lại tình trạng thai phụ trước khi ra viện

Bước 4: Ra viện:

  • Thai phụ được hẹn thời gian nhận kết quả và theo dõi những dấu hiệu bất thường nên đi khám sớm
  • Hẹn tái khám sau chọc ối 2 tuần.

Viện Mô phôi có chọc ối không?

Hiện nay, tại Viện Mô phôi có thực hiện chọc ối chẩn đoán bất thường thai nhi. Đây là xét nghiệm có giá trị cao nhất trong chẩn đoán bất thường thai nhi. Tại Viện Mô phôi, xét nghiệm chẩn đoán bất thường thai nhi do Khoa Di truyền chẩn đoán trước sinh và lưu trữ tinh trùng, noãn, phôi thực hiện.

❌❌❌❌ ĐỌC THÊM: Hai vợ chồng bình thường sao con sinh ra lại bị bệnh?

choc oi 1
Trong quá trình làm thủ thuật, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và không cần phải gây mê.

Tổng chi phí bao gồm các xét nghiệm trước khi chọc ối và kỹ thuật chọc ối khoảng 5.500.00đ.

Theo dõi sau thủ thuật như thế nào?

Sau thủ thuật, bạn không cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh các hoạt động nặng.

Nếu xuất hiện các triệu chứng như ra huyết âm đạo, đau bụng, sốt cao hoặc dịch tiết bất thường từ âm đạo, bạn nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra. Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau 1-2 tuần đầu sau thủ thuật, khả năng cao là không có biến chứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status