Tinh hoàn được coi là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống sinh sản ở nam giới. Tinh hoàn được gọi là “nhà máy” sản xuất ra tinh trùng. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề gì tại tinh hoàn đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nam giới bình thường sẽ có hai tinh hoàn: tinh hoàn trái và tinh hoàn phải. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân, tinh hoàn không di chuyển xuống bìu. Đây là một bệnh lý bẩm sinh thường hay gặp ở trẻ nam. Bệnh lý có thể không được phát hiện nếu các cặp phụ huynh không để ý kiểm tra cho trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn? Tinh hoàn ẩn có liên quan gì đến vô sinh nam?
Tinh hoàn có chức năng gì?
Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh hoàn là một cặp cơ quan sản xuất tinh trùng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn được gọi là tuyến sinh dục. Chúng được chứa trong một túi da gọi là bìu. Phần bìu treo bên ngoài cơ thể ở phía trước vùng xương chậu gần đùi.
❌❌❌❌ Sau chọc trứng bao lâu được chuyển phôi?
❌❌❌❌ Khi bố bình thường mẹ mang gen bệnh tan máu có nguy hiểm không?

Các cấu trúc bên trong tinh hoàn rất quan trọng cho việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng cho đến khi chúng đủ trưởng thành để xuất tinh.
Tinh hoàn gồm hai phần là mạch máu và những ống sinh tinh. Độ dài của mỗi tinh hoàn khoảng 4 – 5cm, được bao bọc bên trong bao xơ dày (cân trắng). Ở đây, chúng sẽ phân chia để tạo thành khoảng 200 – 400 thùy nhỏ.
Những thùy này lại chứa khoảng 2 – 4 ống sinh tinh, được phân tách bởi các vách xơ. Những ống này dạng cuộn xoắn, có chức năng sản sinh tinh trùng.
Ống sinh tinh là nơi tinh trùng được sản xuất trong quá trình sinh tinh. Khi những tế bào tinh trùng phát triển và trưởng thành, chúng di chuyển tới ống dẫn rộng hơn. Sau đó, chúng lại được chuyển tới một ống cuộn chặt bên ngoài mỗi tinh hoàn (mào tinh hoàn). Đây là nơi những tế bào tinh trùng được lưu trữ, trưởng thành hoàn toàn.
Chức năng của tinh hoàn
Theo cấu tạo, tinh hoàn đảm nhận hai chức năng trong cơ thể của nam giới gồm ngoại tiết và nội tiết, cụ thể:
- Ngoại tiết: Chức năng này được thể hiện qua việc sản sinh tinh trùng. Một lượng lớn tinh trùng sẽ nằm ở ống dẫn tinh. Trong khi, phần nhỏ được dự trữ tại mào tinh.
- Nội tiết: Chức năng này thể hiện qua việc sản xuất hormone sinh dục nam, phần lớn là testosteron. Hormone này giúp quyết định và củng cố những đặc tính sinh dục ở nam giới. Đồng thời giúp hệ sinh dục hoạt động và thực hiện những chức năng như bình thường.
Tinh hoàn ẩn là gì?
Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra.
Tinh hoàn ẩn là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu nhưng nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần. Tinh hoàn ẩn là khuyết tật về sự phát triển thường gặp nhất ở nam giới. Tinh hoàn có thể nằm trong ổ bụng, hoặc ở vùng bẹn.
Tinh hoàn ẩn có tần suất gặp 2 – 5% ở trẻ sơ sinh đủ tháng, tỷ lệ này giảm xuống 1-2% ở trẻ sau sinh ba tháng đầu do tinh hoàn tự di chuyển được xuống bìu, ở trẻ sau sáu tháng khả năng tự di chuyển của tinh hoàn là rất hiếm gặp.
Triệu chứng của tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn có thể một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối:
- Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp;
- Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn;
- Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên;
- Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
- Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.
Nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn
Những yếu tố gây nên tinh hoàn ẩn bao gồm:
- Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: Tình trạng suy tuyến yên làm thiếu gonadotropin, gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ.
- Sự sai lệch tổng hợp testosterone do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase… Điều này khiến cho tinh hoàn không phát triển bình thường.
- Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen: Vì giảm khả năng cảm nhận của những thụ thể androgen nên dù là bé trai nhưng sự phát triển của chức năng sinh dục nam sẽ bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả sự di chuyển của tinh hoàn.
- Estrogen ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu: Thai phụ mang thai nhi nam nếu sử dụng diethylstilbestrol nhiều hoặc thuốc kháng androgen, thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Sự bất thường trong quá trình phát triển của dây chằng tinh hoàn-bìu: Tình trạng này khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển, không xuống đến bìu.
- Những yếu tố cơ học gây cản trở trong quá trình di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn…
Bằng cách nào để phát hiện tinh hoàn ẩn?
Lâm sàng
Bệnh nhân cần được khám ở nhiều tư thế khác nhau, như tư thế đứng và tư thế nằm. Mục tiêu khám cần xác định tinh hoàn ẩn 1 bên hay 2 bên, vị trí thấp hay cao là khi khám có sờ được tinh hoàn hay không sờ được tinh hoàn? Ngoài ra cần xác định các dị tật bẩm sinh khác kèm theo có hay không như lỗ đái lệch thấp, thoát vị bẹn gián tiếp,…
Cách khám: bệnh nhân ở tư thế đứng hay nằm ngửa trên giường, nên khám từ bụng rồi mới tới vị trí bẹn bìu để làm giảm cảm giác, giảm phản xạ da bìu cho bệnh nhân.
Cận lâm sàng
- Các xét nghiệm thường quy như công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu.
- Xét nghiệm chuyên sâu như hormone tuyến giáp, các hormone hướng sinh dục: FSH, LH, E2, Testosteron, karyotype ( nhiễm sắc thể đồ),…
- Chẩn đoán hình ảnh: cơ bản như siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn, chụp CT Scanner, chụp MRI…
- Nếu nghi ngờ các bất thường liên quan bệnh lý ung thư tinh hoàn cần làm các xét nghiệm AFP, beta hCG, LDH…
Tinh hoàn ẩn có liên quan gì đến vô sinh nam?
Một số nguy cơ do tinh hoàn ẩn gây ra
- Nguy cơ xoắn tinh hoàn
- Nguy cơ chấn thương tinh hoàn
- Nguy cơ ung thư tinh hoàn
- Thoát vị bẹn
- Vô sinh
Tinh hoàn ẩn và mối liên quan với vô sinh nam
Tinh hoàn ẩn có liên quan gì đến vô sinh nam là mối quan tâm của một số bệnh nhân
Tinh hoàn ở vị trí bình thường là nằm trong bìu. Ở nơi có nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 2 – 3 độ C. Khi tình hoàn nằm cao trong ống bẹn hay trong ổ bụng nơi có nhiệt độ cao hơn trong bìu, thì dòng tế bào sinh tinh (tế bào mầm) do nhạy cảm với nhiệt độ cao cho nên sẽ dần bị thoái hóa và giảm khả năng sinh tinh.
Nếu không được điều trị kịp thời, tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến những tác động lâu dài đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản. Các vấn đề có thể gặp phải bao gồm:
- Vô sinh: Tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Tinh hoàn khi không di chuyển xuống bìu có thể bị tổn thương do nhiệt độ không thích hợp, làm giảm chất lượng tinh trùng hoặc gây vô sinh.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn: Nam giới có tinh hoàn ẩn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn, đặc biệt là nếu không điều trị sớm.
- Rối loạn di truyền: Tinh hoàn ẩn có thể là một dấu hiệu của các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tinh hoàn.
🕹🕹🕹🕹 Hiện nay có thể chữa khỏi bệnh tan máu bẩm sinh không?
🕹🕹🕹🕹 Trường hợp chồng tinh trùng yếu hai lần chuyển phôi hai em bé khoẻ mạnh tại Viện.

Khi nào nam giới cần đi khám?
Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu thiếu tinh hoàn trong bìu hoặc các triệu chứng như đau bụng, đau bẹn, hoặc có vấn đề về khả năng sinh sản, hãy tham khảo bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều quan trọng là phải phát hiện tinh hoàn ẩn càng sớm càng tốt, vì sự can thiệp sớm có thể giúp phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng về sau, đặc biệt là vô sinh.
Tinh hoàn ẩn là tình trạng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này, đặc biệt là vô sinh. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của tinh hoàn ẩn, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tại Viện Mô phôi, có một số trường hợp nam giới bị tinh hoàn ẩn. Ở những bệnh nhân này thường nguy cơ vô sinh vì không có tinh trùng trong tinh dịch. Vì vậy việc thăm khám sớm ở những bệnh nhân này rất quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của ca điều trị.
☑️☑️☑️☑️ Bệnh nhân 38 tuổi AMH 0.25 điều trị thành công.
☑️☑️☑️☑️ Có cách nào để làm tăng số lượng trứng trong cơ thể không?

Bài viết liên quan
Chi phí mổ micro-TESE là bao nhiêu?
Năm 2010, Viện Mô phôi là đơn vị đi đầu tại Việt Nam thực hiện ...
Th7
Sau chọc trứng mấy ngày có kinh nguyệt trở lại?
Điều trị thụ tinh trong ống nghiệm là hành trình có nhiều nỗi lo của ...
Th7
Đã sàng lọc phôi thì có cần làm xét nghiệm NIPT không?
Mang thai khoẻ mạnh là điều mà tất cả các chị em đều mong muốn. ...
Th7
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ bao nhiêu tiền?
Bộ nhiễm sắc thể (NST) của người bình thường có 46NST: 22 cặp NST thường, ...
Th7
Chi phí chọc trứng tại Viện Mô phôi bao nhiêu?
Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhưng phức ...
Th7
Chi phí nuôi phôi ngày 5 tại Viện Mô phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay là phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th7