Bệnh nhân cắt hai vòi trứng thành công ở lần chuyển phôi đầu tiên

qn

Ống dẫn trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ giới. Đây là nơi noãn trưởng thành thụ tinh với tinh trùng, sau đó di chuyển về tử cung làm tổ. Một người phụ nữ khoẻ mạnh sẽ có hai ống dẫn trứng nối thông với buồng tử cung. Tuy nhiên trong một số trường hợp vì nguyên nhân nào đó mà bệnh nhân cắt hai vòi trứng. Khi đó, để mang thai, chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm là lựa chọn duy nhất cho bệnh nhân. Tại Viện Mô phôi, đã có rất nhiều trường hợp cắt hai vòi trứng điều trị thành công. Dưới đây là trường hợp bệnh nhân cắt hai vòi trứng thành công ở lần chuyển phôi đầu tiên tại Viện.

Những trường hợp nào được chỉ định phải cắt ống dẫn trứng?

Ống dẫn trứng là gì?

Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng là một ống cơ có chiều dài từ 9 – 12cm. Một đầu của ống dẫn trứng sẽ thông với tử cung. Trong khi đầu còn lại sẽ thông với ổ bụng để đỡ khi trứng rụng. Một người phụ nữ bình thường có sức khoẻ sinh sản bình thường sẽ có hai ống dẫn trứng ở hai bên đầy đủ chức năng.

⌛️⌛️⌛️Sự thiếu hụt hormone Testosterone gây ảnh hưởng gì ở nam giới?

⌛️⌛️⌛️Ăn gì để nang trứng phát triển tốt?

Cấu tạo ống dẫn trứng
Người phụ nữ thường sẽ có hai ống dẫn trứng ở hai bên buồng trứng nối thông với tử cung.

Vòi trứng là một trong những bộ phận chính trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là nơi mà trứng và tinh trùng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ, bắt đầu quá trình hình thành thai nhi.

Cấu tạo của ống dẫn trứng bao gồm các phần chính đó là:

  • Phần phễu ở gần buồng trứng,
  • Phần phình ống
  • Eo ống.

Chức năng của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng có hai chức năng quan trọng là: 

  • Đường di chuyển của trứng và tinh trùng.
  • Nơi tinh trùng gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh.

Hàng tháng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, mỗi nang trứng trong buồng trứng sản sinh một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng, các tua vòi của ống dẫn trứng hứng nhận lấy trứng vào ống dẫn trứng để đưa đến tử cung.

Trong quá trình di chuyển này, nếu trứng gặp tinh trùng đi vào sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Nhờ sự chuyển động của lông mao và nhu động của cơ ống dẫn trứng, phôi thai sẽ được đưa đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển. Trường hợp trứng không gặp tinh trùng, trứng sẽ được đào thải ra bên ngoài dưới hình thức kinh nguyệt.

Những trường hợp nào được chỉ định cắt vòi trứng?

Cắt bỏ ống dẫn trứng là một thủ thuật phẫu thuật thường được thực hiện trong sản khoa, có thể được thực hiện đơn độc hoặc kết hợp với cắt buồng trứng, cắt tử cung và mổ lấy thai nằm hoàn toàn trong tử cung.

Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng có thể được tiến hành khi phụ nữ có vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh dục. Thông thường, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân cắt ống dẫn trứng nhằm điều trị một số trường hợp sau:

Ngoài ra, thủ thuật này cũng được biết đến như một phương pháp ngừa thai vĩnh viễn (triệt sản).

Bệnh nhân cắt hai vòi trứng thành công ở lần chuyển phôi đầu tiên

Đó là trường hợp của vợ chồng chị Thuỷ ở Quảng Ninh. Trước khi đến khám tại Viện, chị Thuỷ có tiền sử chửa ngoài tử cung hai lần nên đã cắt hai ống dẫn trứng.

Nguyên nhân nào dẫn đến thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ bên trong tử cung mà nằm bên ngoài. Thông thường, một số vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:

  • Thai nằm ở vòi tử cung – một trong những trường hợp mang thai ngoài tử cung dễ gặp nhất, có thể chiếm tới 95% các ca mang thai ngoài tử cung.
  • Thai ngoài tử cung có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.

👉👉👉Bệnh Thalassemia có thể phòng ngừa không?

👉👉👉Đầu tinh trùng có nhiều không bào có nguy hiểm không?

20191120110445501092thai ngoai tu cungmax 800x800 16291708028201647394866.jpg
Một số vị trí có thể gặp phải của thai ngoài tử cung.

Nguyên nhân

Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung không thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

  • Ống dẫn trứng bị viêm, có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó;
  • Sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố;
  • Dị dạng cơ quan sinh dục;
  • Một số vấn đề có liên quan đến di truyền;
  • Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Lớn tuổi: Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ chửa ngoài tử cung càng cao.
  • Tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ đã từng có một lần mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai kế tiếp.
  • Nhiễm trùng: Phụ nữ đã từng bị viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung cao hơn. Đặc biệt, viêm vùng chậu (PID) và viêm vòi trứng là hai tình trạng viêm nhiễm tác động rất lớn đến nguy cơ thai ở ngoài tử cung ở nữ giới….

Bệnh nhân chuyển một phôi – một em bé khoẻ mạnh

Vì đã cắt bỏ hai vòi trứng nên thụ tinh ống nghiệm là lựa chọn duy nhất cho vợ chồng chị Thuỷ.

Sau quá trình kích thích buồng trứng, chọc trứng, nuôi phôi, bệnh nhân thu được 4 phôi ngày 5. Bệnh nhân được đông lạnh phôi toàn bộ và chỉ định chuyển một phôi tốt ở chu kỳ tiếp theo.

Một hành trình chuẩn bị niêm mạc tử cung thuận lợi. Thật tuyệt vời là phôi thai làm tổ an toàn. Một thai kỳ thuận lợi cho hai mẹ con chị Thuỷ.

Hôm nay, chị Thuỷ cho em bé đến thăm Viện, thăm lại nơi bố mẹ đã “ươm mầm” thành công để có được em. Một em bé khoẻ mạnh, kháu khỉnh, vô cùng đáng yêu.

2eed3c0d7402fd5ca413
Em bé và mẹ chụp ảnh cùng điều dưỡng tại Viện.
613a6550225fab01f24e
Trân trọng những tình cảm quý giá của bệnh nhân. 

Chúc mừng thành công của bệnh nhân. Chúc em bé luôn khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status