AMH thấp có làm IVF được không? AMH được biết đến là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm để thực hiện IVF. Nhiều chị em khi xét nghiệm có chỉ số thấp, nhiều người lại quá cao. Điều này khiến phái nữ lo lắng ảnh hưởng đến hiệu quả của ca IVF. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Ngay sau đây, chuyên gia của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội sẽ có chia sẻ về vấn đề này. Các bạn em đang tìm hiểu về kỹ thuật IVF nên biết để tránh hoang mang, lo lắng khi thực hiện.
I. Ý nghĩa của chỉ số AMH trong IVF
Trước khi giải đáp AMH thấp có làm IVF được không? Chị em cần hiểu rõ về ý nghĩa của chỉ số AMH trong IVF. Được biết Hormone này được hình thành do các tế bào hạt ở nang buồng trứng. AMH sẽ cho biết số nang noãn non hiện tại ở buồng trứng của nữ giới.
Chỉ số này còn có ý nghĩa đánh giá được khả năng dự trữ buồng trứng. Dựa vào AMH các bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng sinh sản của nữ giới.
Trước đây, các bác sĩ thường sẽ dựa vào nồng độ FSH để đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng. Nhưng FSH thường bị dao động theo chu kỳ kinh nguyệt và một số thủ phạm khác.
Trong khi đó, chỉ số AMH ổn định, không dao động dù ở bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh. Do đó, hiện nay xét nghiệm AMH được sử dụng phổ biến trước khi tiến hành IVF. Giúp quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, tăng khả năng thành công.
II. AMH bình thường trong IVF là bao nhiêu?
Hormone AMH không bị dao động theo chu kỳ kinh của chị em. Nhưng AMH sẽ có xu hướng giảm theo thời gian hoặc khi chị em mắc bệnh lý, căng thẳng quá mức.
Vậy AMH bình thường trong IVF là bao nhiêu? Theo đó, với những chị em dưới 38 tuổi và có sức khỏe tốt. Chỉ số AMH sẽ khoảng 2,2 – 6,8ng/ml. Với mức AMH này sẽ giúp quá trình thực hiện IVF sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
AMH được xem là thấp khi chỉ đạt 1,0-1,5 ng/ml. Còn chỉ số AMH dưới 0,5ng/ml sẽ được chẩn đoán là rất thấp. Trường hợp này gây rất nhiều bất tiện cho quá trình thực hiện IVF. Bởi lúc này có rất ít trứng được dự trữ trong buồng trứng.
Vậy AMH khi nào được xem quá cao? Câu trả lời là khi AMH đạt trên 10 ng/ml. Trong trường hợp này, nếu thực hiện IVF cần phải đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao. Bởi khi thực hiện có thể gây quá kích ứng buồng trứng, ảnh hưởng đến sự thành công của ca IVF.
✅✅✅ Bạn nên biết: Những ai được khuyên áp dụng phương pháp IVF
III. Xét nghiệm AMH thấp có làm IVF được không?
Chỉ số AMH thấp có làm IVF được không? Các bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội trả lời là “có”. Thực tế, những trường hợp có chỉ số AMH thấp có khả năng đậu thai IVF thấp hơn so với sản phụ có AMH cao. Nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện được.
Với trường hợp AMH thấp, hiệu quả đáp ứng thuốc kích thích trứng thấp, dự trĩ buồng trứng cũng giảm. Nên trong quá trình thực hiện IVF, bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách chỉ định dùng thuốc liều cao. Mục đích để tăng lượng trứng, kích thích buồng trứng.
Các bác sĩ cũng khuyên chị em không nên lo lắng về AMH thấp có làm IVF được không. Bởi thụ tinh trong ống nghiệm có thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trong khi đó, AMH chỉ đánh giá được khả năng dự trữ trứng chứ không đánh giá được chất lượng của trứng. Nên khi thực hiện IVF, bác sĩ sẽ chỉ định nhiều xét nghiệm khác để đánh giá tỉ lệ thành công của ca IVF.
IV. Lời khuyên cho sản phụ IVF có chỉ số AMH thấp
Chỉ số AMH đảm bảo sẽ góp phần tạo nên sự thành công của ca IVF. Do đó, nếu có chỉ số AMH thấp, hãy áp dụng những lời khuyên của bác sĩ sau đây để cải thiện tình trạng này.
1. Sinh hoạt lành mạnh, khoa học
Lối sống không lành mạnh, không khoa học sẽ ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya. Giúp ổn định chỉ số AMH, tăng tỉ lệ thành công của ca IVF.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu có chỉ số thấp, nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chất béo… Thay vào đó, nên bổ sung những đồ ăn sản xuất tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng. Giúp tăng chất lượng buồng trứng, nâng cao chỉ số AMH.
Những thực phẩm được khuyên nên bổ sung gồm:
- Các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua, ghẹ…
- Các loại rau xanh như rau bina, rau cải…
- Đậu.
- Hoa quả mọng nước.
- Các loại hạt.
❌❌❌ ĐỌC NGAY: Biện pháp phòng tránh sinh non khi thụ tinh ống nghiệm IVF
3. Bổ sung DHEA hàng ngày
Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thuốc chứa DHEA. Thành phần này có tác dụng cân bằng nội tiết tố, giúp ổn định hormone AMH. Liều lượng mỗi ngày là 25mg DHEA chia thành 3 lần.
4. Bổ sung vitamin D
Ngoài DHEA, chị em cũng nên bổ sung Vitamin D. Mỗi ngày nên uống 1.000 – 2.000 IU Vitamin D giúp tăng cường sức khỏe cho buồng trứng.
Lưu ý, chị em nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả cao. Không nên tự ý sử dụng bởi nếu dùng sai liều lượng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ canxi.
5. Dầu cá và dầu lúa mạch
Các bác sĩ cũng khuyến cáo chị em nên bổ sung 3.000 mg dầu cá và 300mg mầm lúa mạch mỗi ngày. Nhằm duy trì sức khỏe cho buồng trứng, tăng chỉ số AMH.
Trên đây là thông tin giải đáp AMH thấp có làm IVF được không? Nếu chị em có chỉ số AMH thấp hãy áp dụng lời khuyên trên ổn định chỉ số. Hoặc có thể đến Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội để được các bác sĩ tư vấn phương pháp cụ thể.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11