Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân được chuyển phôi tươi. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải chuyển nhiều phôi hoặc dư phôi nhưng không được trữ đông. Từ đó, kỹ thuật đông phôi ra đời. Những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy chuyển phôi trữ đông có nhiều ưu điểm và có lợi hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên cũng nhiều người hoài nghi rằng: liệu đông lạnh phôi có làm giảm chất lượng phôi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bệnh nhân có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
🌱Ngày 15/04/2024: PGS.TS Trịnh Thế Sơn kết thúc chuyến công tác tại Hàn Quốc
🌱Ngày 22/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham dự Hội nghị ESHRE tại Đan Mạch.
🌱Ngày 12/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn “Bàn tay vàng” trong điều trị hiếm muộn
🌱Ngày 25/09/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn chủ toạ hội nghị Hỗ trợ sinh sản Hosrem
🌱Ngày 30/10/2023: PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn tham dự Hội thảo khoa học tại tỉnh Tuyên Quang
🌱Ngày 13/11/2023: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham dự Hội thảo Mức sinh thấp tại Việt Nam
Đông lạnh phôi là gì?
Phôi người là sự kết hợp giữa giao tử của bố và giao tử của mẹ. Đó là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng. Đông lạnh phôi hay còn gọi là bảo quản lạnh phôi là một quá trình làm đông lạnh và lưu trữ phôi để sử dụng sau này.
Có thể hiểu rằng, phôi đông lạnh là khái niệm để nói đến những phôi được trữ lạnh sau quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thay vì đưa vào cơ thể mẹ.
Tại sao cần động lạnh phôi?
- Trữ đông phôi giúp người phụ nữ có cơ hội chuyển phôi nhiều lần với các phôi dư, tăng tỷ lệ có thai tích lũy sau các lần chuyển phôi.
- Quá trình làm thụ tinh ống nghiệm của người phụ nữ thường phải trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó có bước kích thích buồng trứng và chọc hút trứng. Kích thích buồng trứng bằng cách đưa một lượng nội tiết tố liên tục vào cơ thể.
- Trước đây khi kỹ thuật đông phôi chưa phát triển, bệnh nhân được chuyển phôi tươi. Những phôi dư còn lại cần phải hiến hoặc huỷ bỏ. Thì ký thuật đông lạnh phôi sẽ bảo quản những phôi còn dư. Giúp tăng cơ hội có thai ở những lần sau.
- Trong một số trường hợp, việc trữ đông phôi giúp cho những trường hợp cơ thể người phụ nữ chưa hồi phục sau kích thích buồng trứng có thời gian hồi phục, giảm nguy cơ quá kích buồng trứng vì tình trạng này nặng thêm nếu có thai, phụ nữ với lớp nội mạc tử cung chưa phù hợp để chuyển phôi.
- Đối với những trường hợp cần làm phân tích di truyền trước chuyển phôi cũng cần đông lạnh phôi.
- Hạn chế được số lần kích thích buồng trứng, giúp đảm bảo về mặt sức khoè. Giúp bệnh nhân có thêm thời gian chuẩn bị, thu xếp công việc, tiền bạc và cuộc sống.
Quy trình đông lạnh phôi
Phôi có thể được đông lạnh vào ngày thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 6 sau khi chọc hút noãn. Phôi được đặt trong một ống lưu trữ chuyên dụng và có dán nhãn thông tin nhận diện từng bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho phôi của bạn.
Hiện nay có hai phương pháp đông lạnh phôi đang được sử dụng phổ biến tại các trung tâm Hỗ trợ sinh sản đó là đông lạnh chậm và thủy tinh hóa:
- Đông lạnh chậm: Phương pháp hạ nhiệt độ từ từ đưa tế bào từ nhiệt độ sinh lý xuống nhiệt độ thấp trước khi được lưu trữ trong nitơ lỏng.
- Thủy tinh hóa: Phương pháp trữ lạnh không cân bằng, đột ngột đưa phôi xuống nhiệt độ âm sâu. Vượt qua giai đoạn tạo tinh thể đá nhằm mục đích ngăn chặn hình thành tinh thể đá ở trong và ngoài mẫu phôi đông lạnh, giúp hạn chế tối đa tổn thương phôi.
Tại Viện Mô phôi, kỹ thuật đông lạnh phôi được thực hiện bằng phương pháp thuỷ tinh hoá.
Đông lạnh phôi có làm giảm chất lượng phôi không?
Hiện nay, Viện Mô phôi sử dụng phương pháp thuỷ tinh hoá để đông lạnh noãn, tinh trùng, phôi.
Thủy tinh hóa là phương pháp trữ lạnh không cân bằng, đột ngột đưa mẫu xuống nhiệt độ âm sâu. Nguyên lý của phương pháp này là tăng tốc độ làm lạnh ở mức tối đa, vượt qua giai đoạn tạo thành tinh thể đá, nhằm mục đích ngăn chặn sự hình thành tinh thể đá ở trong và ngoài mẫu trữ lạnh, hạn chế tối đa tổn thương cho mẫu.
Có hai phương pháp trữ đông giao tử, phôi trong hỗ trợ sinh sản. Bao gồm trữ đông thường quy (đông lạnh chậm) và kỹ thuật thủy tinh hoá. Phương pháp đông lạnh chậm có một số nhược điểm như:
- Tỷ lệ phôi sống không cao,
- Mất nhiều thời gian, cần sử dụng máy khi trữ lạnh, sử dụng nhiều nitơ,
- Chương trình không ổn định, chi phí bảo trì máy móc cao
Năm 2002, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng kỹ thuật này. Thủy tinh hóa sử dụng tốc độ hạ nhiệt độ nhanh, chỉ tốn 20 phút để hoàn thành. Kỹ thuật này giảm sốc lạnh, tránh rủi ro hình thành tinh thể. Điều này giúp đảm bảo tỷ lệ sống sót của tế bào luôn cao. Tỷ lệ phôi sau rã đông sống đạt gần 100%.
Bài viết liên quan
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10