Sau chuyển phôi ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi đây là giai đoạn quan trọng, phôi bắt đầu bám vào tử cung và phát triển. Do đó, chị em cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để để phôi phát triển tốt, sức khỏe thai phụ được đảm bảo. Vậy sau chuyển phôi ăn gì? Ngay sau đây bác sĩ của Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội sẽ giải đáp vấn đề này. Các bạn cùng theo dõi nhé.
I. Chế độ ăn ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi như thế nào?
Trong quá trình thực hiện IVF, sau chuyển phôi là một trong những giai đoạn quan trọng. Lúc này, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng đều sẽ quyết định đến sự phát triển của phôi thai. Trong đó, chế độ dinh dưỡng chính là nền tảng đầu tiên quyết định đến sự phát triển của phôi.
Sau khi chuyển phôi, các bộ phận cũng như hệ thần kinh của phôi thai sẽ bắt đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, quá trình này cũng cần một thời gian để thai bám và phát triển. Nên để đảm bảo thành công, các mẹ bầu cần phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng.
Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì hiệu quả của ca IVF cũng sẽ được nâng cao.
II. Sau chuyển phôi ăn gì để phôi thai phát triển tốt?
Sau chuyển phôi ăn gì để phôi thai phát triển tốt? Thực chất, trước khi chuyển phôi các bác sĩ cũng đã khuyến cáo chị em lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày. Đến giai đoạn chuyển phôi, chị em càng cần phải chú trọng hơn về vấn đề này.
Vậy sau chuyển phôi ăn gì? Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về vấn đề ăn uống sau chuyển phôi.
1. Chuyển phôi xong nên ăn các loại rau
Sau chuyển phôi ăn gì để phôi bám tốt? Câu trả lời đầu tiên đó chính là các loại rau xanh. Trong rau xanh chứa các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất xơ, khoáng chất… Do đó, rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của các mẹ bầu sau chuyển phôi.
Một số loại rau tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này gồm:
- Các loại rau ăn lá, ăn hoa.
- Rau ăn củ.
- Rau ăn quả.
2. Thịt bò tốt cho người mới chuyển phôi
Nếu bạn đang tìm thực phẩm giàu đạm thì không nên bỏ qua thịt bò. Với những chị em mới chuyển phôi tươi, nên ăn nhiều thịt bò để hạn chế tình trạng kích ứng buồng trứng.
3. Ngũ cốc
Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi sau chuyển phôi ăn gì tốt nhất đó là ngũ cốc. Chị em đừng quên bổ sung một số loại ngũ cốc như lúa mì hay gạo lứt trong chế độ ăn.
Hàm lượng chất xơ và vitamin trong ngũ cốc được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ tế bào. Giúp đường ruột mẹ bầu hoạt động tốt, hạn chế táo bón.
4. Cháo cá chép
Cháo cá chép là món ăn không còn xa lạ với các mẹ bầu. Món ăn này đem lại nguồn dinh dưỡng lớn, bổ sung nội tiết tố, giúp thai phát triển ổn định. Đặc biệt, món cháo này rất dễ tiêu hóa nên hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn.
🌠🌠🌠 CÓ THỂ BẠN NÊN BIẾT: Chuyển phôi xong có nên ngồi nhiều không?
5. Các loại hoa quả
Chuyển phôi xong nên ăn gì? Các mẹ cũng đừng quên ăn nhiều hoa quả mỗi ngày. Hoa quả là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể rất tốt.
Một số loại trái cây mẹ bầu nên ăn như cam, chanh, bơ, lựu, kiwi…
6. Chất béo chưa bão hòa
Theo một số nghiên cứu, bổ sung thực phẩm chứa chất béo không bão hòa sẽ giúp tăng khả năng mang thai. Do đó, các mẹ đừng quên bổ sung nhóm thực phẩm này nhé.
Trong quy trình thực hiện IVF, chị em sẽ phải dùng nhiều loại thuốc nên đường ruột không được khỏe. Việc bổ sung chất béo không bão hòa sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
7. Trứng gà
Sau chuyển phôi ăn gì dễ đậu thai? Câu trả lời tiếp theo đó chính là trứng gà. Vitamin và các chất dinh dưỡng có trong trứng gà giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tâm trạng được cải thiện. Nên khả năng thụ thai sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 quả trứng gà/tuần để giúp thai nhanh chóng phát triển. Cũng như bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
💹💹💹 Có thể bạn quan tâm: 7+ Kinh nghiệm sau chuyển phôi trong IVF các mẹ nên biết
III. Chuyển phôi xong không nên ăn gì?
Ngoài quan tâm đến vấn đề sau chuyển phôi ăn gì, mẹ bầu cũng nên biết chuyển phôi xong không nên ăn gì. Theo nghiên cứu, thực phẩm cũng chính là thủ phạm ảnh hưởng xấu đến phôi thai.
1. Thực phẩm chiên rán, cay nóng
Sau chuyển phôi nên kiêng gì? Đầu tiên đó chính là thực phẩm chiên rán hay cay nóng. Bởi những thực phẩm này có thể khiến cơ thể nóng, ảnh hưởng đến thai. Trường hợp nặng có thể gây tuột thai.
2. Thực phẩm để qua đêm
Mẹ bầu thường xuyên sử dụng thực phẩm để qua đêm sẽ có khả năng nhiễm khuẩn listeria monocytogenes. Theo một nghiên cứu, nữ giới mang thai nếu nhiễm khuẩn này sẽ có nguy cơ sảy thai khoảng 30%.
Không những thế, nếu trẻ bị nhiễm listeria monocytogenes sẽ có nguy cơ suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng. Trẻ sinh ra dễ mắc bệnh tim, mù lòa, mắc bệnh thận, cơ thể bị bại liệt và nhiều bệnh lý khác.
3. Chất kích thích
Các chất kích thích từ lâu được cảnh báo gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, để ca IVF thành công, mẹ bầu tuyệt đối tránh xa chất kích thích.
4. Nước đá
Sau chuyển phôi, mẹ bầu không nên dùng những đồ uống lạnh như nước đá. Nước đá có thể khiến chị em bị viêm họng, ho. Nếu ho nhiều sẽ ảnh hưởng đến phôi thai.
5. Thực phẩm dễ gây sảy thai
Kiêng gì sau khi chuyển phôi? Lời khuyên tiếp theo đó chính là nên tránh các thực phẩm dễ gây sảy thai. Điển hình như rau ngót, đu đủ xanh, rau má, mướp đắng… Những thực phẩm này sẽ gây co bóp tử cung và tuột thai ra ngoài.
6. Đồ ăn sống
Mẹ bầu sau khi chuyển phôi nên tránh xa những đồ ăn sống. Bởi có thể bị nhiễm khuẩn Listeria gây sảy thai và nhiều hệ lụy khác.
IV. Một số lưu ý khác sau chuyển phôi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để giúp phôi phát triển tốt.
- Nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi khoảng 1 – 5 ngày để phôi bám vào tử cung. Thời gian này nên hạn chế đi lại, chỉ đi nhẹ nhàng.
- Hạn chế leo cầu thang hay mang vác nặng, làm việc nặng nhọc.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, đặt biệt là 2 ngày đầu sau khi chuyển phôi.
- Phòng cho mẹ bầu cần phải sạch sẽ, thoáng mát. Giường nằm thoải mái, có đệm, giường cao vừa phải.
- Tránh các tư thế như gập bụng, ngồi xổm để không ảnh hưởng đến thai.
- Kiêng quan hệ tình dục sau khi chuyển phôi. Bởi khi quan hệ tử cung sẽ co bóp, khiến thai không thể bám chặt vào tử cung.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín để tránh viêm nhiễm vùng kín trong giai đoạn này.
- Giữ tâm trạng thoải mái, không nên vì áp lực có con mà ảnh hưởng xấu đến thai.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là thông tin về sau chuyển phôi ăn gì? Không nên ăn gì? Các chị em cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh để thai được phát triển tốt. Nếu còn thắc mắc về chế độ dinh dưỡng nói riêng, kỹ thuật IVF nói riêng hãy liên hệ với Viện Mô phôi để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11