Sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không? Việc nghỉ ngơi sau khi chuyển phôi rất quan trọng, góp phần tạo sự thành công của ca IVF. Chính vì thế, chị em cần phải biết rõ có nên ngồi nhiều sau khi chuyển phôi không để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Trong phạm vi bài viết sau, bác sĩ của Viện Mô lâm sàng Quân đội sẽ có những giải đáp về vấn đề này. Chị em cùng theo dõi để bỏ túi kinh nghiệm chăm sóc sau chuyển phôi đúng cách, hiệu quả.
I. Mẹ bầu sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?
Sau chuyển phôi là giai đoạn quan trọng quyết định đến sự thành công của cả quá trình thực hiện IVF. Ở giai đoạn này, thai sẽ bắt đầu làm tổ và phát triển. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần phải lưu ý đến sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày. Trong đó, có thói quen ngồi, nằm nghỉ ngơi hàng ngày.
Vậy mẹ bầu sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không? Trước đây, có nhiều chị em truyền tai nhau nên ngồi một chỗ sau khi chuyển phôi để giúp phôi dễ dàng bám vào tử cung.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghiên cứu cho rằng việc vận động sau chuyển phôi sẽ giúp việc lưu thông máu tốt. Nên lượng máu tới tử cung sẽ được cung cấp đầy đủ. Nhờ đó, nội tiết và nguồn dinh dưỡng sẽ được mang tới phôi hiệu quả hơn.
Chính vì thế, các bác sĩ của Viện Mô phôi khuyến cáo các mẹ bầu không nên ngồi nhiều một chỗ sau chuyển phôi. Việc ngồi một chỗ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người phụ nữ.
Bởi những chị em làm thụ tinh ống nghiệm thường sẽ có hàm lượng nội tiết tố cao. Nên việc ngồi nhiều một chỗ sẽ khiến chị em đối mặt với biến chứng huyết tắc hay huyết khối.
Không những thế, việc ngồi nhiều một chỗ còn khiến mẹ bầu có những suy nghĩ tiêu cực. Lâu dần, mẹ bầu sẽ cảm thấy bị stress, áp lực nhiều hơn.
II. Sau chuyển phôi ngồi nhiều có sao không?
Qua thông tin vừa rồi chắc hẳn chị em đã giải đáp được chuyển phôi xong có nên ngồi nhiều không. Vậy sau chuyển phôi ngồi nhiều có sao không? Theo các chuyên gia không chỉ gây huyết tắc, huyết khối, mà hành động này còn khiến mẹ bầu đối mặt với những biến chứng sau.
1. Gây táo bón
Khi mẹ bầu ngồi nhiều một chỗ không vận động sẽ tăng áp lực lên vùng chậu. Lúc này, quá trình lưu thông máu đến tĩnh mạch ổ bụng bị gián đoạn.
Lâu dần quá trình lưu thông máu bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của đại tràng. Hệ quả là mẹ bầu sẽ gặp các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón.
Táo bón khi mang thai khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều biến chứng. Do đó, các mẹ bầu cần phải cảnh giác nếu gặp phải tình trạng táo bón kéo dài.
✔️✔️✔️ BẠN CẦN BIẾT: Tư thế nằm ngủ sau chuyển phôi giúp bám thai
2. Bệnh trĩ
Quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như mẹ bầu ngồi nhiều. Tình trạng này kéo dài sẽ tăng áp lực cho trực tràng, hậu môn, thậm chí gây tắc nghẽn mạch máu. Lúc này, mẹ bầu bị trĩ là điều khó tránh khỏi.
Với những mẹ bầu bị táo bón, sẽ khiến cho bệnh trĩ diễn biến nghiêm trọng hơn. Bởi khi đại tiện, mẹ bầu cần phải dùng lực mạnh, gây tổn thương và tạo áp lực lên các búi trĩ. Thậm chí, nhiều trường hợp còn có thể sinh non khi dùng lực quá mạnh.
3. Ảnh hưởng xương sống
Biến chứng khác mẹ bầu có thể đối mặt đó là ảnh hưởng đến xương sống. Ngồi nhiều một chỗ sau chuyển phôi khiến độ co giãn của cột sống giảm đi. Nên mẹ bầu sẽ gặp một số biến chứng liên quan đến cột sống.
III. Tư thế ngồi được khuyên sau chuyển phôi
Vậy tư thế ngồi phù hợp sau chuyển phôi như thế nào? Các bác sĩ của Viện Mô phôi cho hay, mẹ bầu nên ngồi duỗi 2 chân thẳng, không vắt chéo chân. Có thể nghiêng cả 2 chân sang phải hoặc trái, lưng nên tựa gối mềm.
Khi chuyển chân nên thao tác nhẹ nhàng. Không nên ngồi lên ngồi xuống đột ngột. Đặc biệt, nên đi lại nhẹ nhàng sau khi ngồi một thời gian. Không ngồi một chỗ để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
🌠🌠🌠 BẠN NÊN ĐỌC: 7+ Dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày chị em nên biết
IV. Sau chuyển phôi nên tránh ngồi tư thế nào?
Cuối bài viết sẽ là thông tin về sau chuyển phôi nên tránh ngồi tư thế nào. Các bạn nên biết đến tránh ngồi phải tư thế không tốt phôi.
1. Ngồi gập bụng hoặc tác động lên bụng
Nếu chị em ngồi ở tư thế gập bụng hay ép bụng sau chuyển phôi sẽ khiến phôi khó bám vào tử cung. Hệ quả là thai sẽ trượt ra khỏi tử cung của mẹ bầu.
Lời khuyên cho các chị em đó là lựa chọn ghế có tựa lưng. Khi đứng dậy nên nhẹ nhàng, nên có người dìu đứng lên. Tuyệt đối không đột ngột bật dậy hay dùng sức quá mạnh để ngồi dậy.
2. Ngồi gục xuống bàn
Ngồi gục xuống bàn cũng là tư thế không tốt mẹ bầu nên tránh. Bởi tư thế này sẽ ảnh hưởng xấu để mẹ bầu và thai nhi.
Việc ngồi gục xuống bàn sẽ khiến cho phổi hô hấp kém đi, lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ. Lúc này, quá trình thải carbon dioxide sẽ tạo áp lực cho thai, khiến thai nhi bị thiếu oxy.
Trên đây là thông tin giải đáp sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không? Cũng như một số tư thế nên tránh khi ngồi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp mẹ bầu bỏ túi kinh nghiệm sau chuyển phôi tốt nhất. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn về chế độ chăm sóc sau chuyển phôi hay về kỹ thuật IVF. Các bạn có thể liên hệ đến Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
Bơm IUI thất bại mấy lần thì nên chuyển sang IVF?
Bơm IUI hay thụ tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản ...
Th10
Nuôi cấy phôi là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại gồm ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Kích thích buồng trứng IVF có gây hại cho buồng trứng không?
Kích thích buồng trứng là giai đoạn vô cùng quan trọng khi điều trị hiếm ...
Th10
Xét nghiệm AZF trong xác định nguyên nhân gây vô sinh nam
Vô sinh nam là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Với sự ...
Th9
Ý nghĩa của bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Gần đây, Viện Mô phôi triển khai một kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công ...
Th9