Tiêm thuốc kích trứng là giai đoạn gần như không thể thiếu khi sản phụ áp dụng kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn. Chắc hẳn sẽ có nhiều chị em thắc mắc tại sao phải tiêm thuốc kích trứng? Quy trình thực hiện ra sao? Hiểu được điều đó, nội dung bài viết sau sẽ có chia sẻ tổng quát về kỹ thuật này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
I. Tiêm thuốc kích trứng là như thế nào?
Đầu tiên, chị em cần phải phải hiểu kỹ thuật tiêm thuốc kích trứng. Được biết. kỹ thuật này thực chất là sử dụng thuốc để giúp trứng nhanh chóng trưởng thành. Khi trứng đã chín, bác sĩ sẽ tiêm thêm một mũi khác để trứng rụng và tiến hành quá trình thụ thai.
1. Đối tượng tiêm
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Đoàn Thị Hằng – Viện Mô phôi, đối tượng được chỉ định để tiêm kích trứng gồm:
- Vợ chồng đã cưới nhau 1 thời gian dài, đã thả có bầu nhưng chưa có thai.
- Nữ giới gặp bất thường về rụng trứng, chất lượng trứng không đảm bảo.
- Nữ giới mắc bệnh buồng trứng đa nang.
- Những cặp vợ chồng đang điều trị bằng IVF hoặc IUI.
- Tiêm kích trứng để mang thai tự nhiên. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc thấp hơn so với các trường hợp trên.
2. Thời gian tiêm
Thời gian tiêm sẽ phục thuộc vào tình trạng sức khỏe của chị em. Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vào ngày thứ 2 – 11 của chu kỳ (sau khi thăm khám sẽ có ngày cụ thể).
Sau khi được tiêm thuốc kích trứng, chị em sẽ được theo dõi liên tục. Đến khi trứng đảm bảo các tiêu chí thì sẽ được tiêm thuốc để kích thích trứng rụng.
II. Có nên tiêm thuốc kích rụng trứng?
Vậy có nên tiêm thuốc kích rụng trứng? Theo bác sĩ Hằng, hiện nay tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nước ta ngày càng tăng. Ở nữ giới, nguyên nhân vô sinh thường do các bất thường về chất lượng trứng. Do đó, nếu chị em vô sinh do bất thường về trứng thì việc tiêm kích trứng là điều nên làm.
Việc tiêm kích trứng sẽ giúp trứng phát triển đúng với chu kỳ, chất lượng trứng cũng sẽ đảm bảo. Như vậy, tỉ lệ thụ thai thành công cũng sẽ cao hơn so với những trường hợp không tiêm kích trứng.
⭐⭐⭐ NÊN ĐỌC: Trong thời gian tiêm kích trứng có được quan hệ không?
III. Quy trình tiêm thuốc kích trứng hiện nay
Quy trình tiêm thuốc kích trứng cần phải diễn ra theo đúng phác đồ, để đảm bảo hiệu quả. Tại Viện Mô phôi, thông thường quy trình tiêm kích trứng sẽ diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Ngày thứ 2 của chu kỳ, các bạn đến Viện Mô phôi để được thăm khám và kiểm tra.
- Bước 2: Nếu sức khỏe của người nữ đảm bảo, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc kích trứng. Vị trí tiêm thường ở bắp hoặc dưới rốn.
- Bước 3: Sau khi tiêm thuốc, chị em sẽ được hẹn các ngày cố định để thăm khám. Mục đích để bác sĩ theo dõi sự phát triển của trứng và có liều lượng thuốc phù hợp.
- Bước 4: Khi trứng đã bảo các tiêu chí để thụ thai, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng để mang đi thụ thai. Tùy vào kỹ thuật điều trị là IUI hay IVF mà sẽ được tiến hành các bước thụ thai phù hợp.
IV. Sau khi tiêm thuốc kích trứng có tác dụng phụ không?
Sau khi tiêm thuốc kích trứng có tác dụng phụ không là mối quan tâm của rất nhiều chị em. Việc nắm rõ những tác dụng phụ sẽ giúp chị em có hướng khắc phục phù hợp.
Cũng theo bác sĩ Đoàn Thị Hằng, sau khi tiêm kích trứng chị em có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
- Ngực căng tức, có dấu hiệu như sắp đến ngày đèn đỏ. Triệu chứng này sẽ biến mất sau khi chữa trị.
- Vùng kín tiết nhiều khí hư không mùi, không ngứa, có màu trắng trong. Triệu chứng này không hề gây hại, nguyên nhân gây ra do sự thay đổi nội tiết. Còn trường hợp chị em thấy khí hư có màu bất thường khác và có mùi hôi thì nên đi kiểm tra.
- Ở vị trí tiêm có dấu hiệu ngứa và nổi mẩn. Cần báo với bác sĩ để kiểm tra có phải do không phù hợp với các thành phần của thuốc không.
- Kích thước bụng tăng lên do lúc này có nhiều trứng đang phát triển. Chị em có thể khắc phục bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều bữa nhỏ, không đi lại hay vận động mạnh bạo.
V. Lưu ý nên nhớ sau khi tiêm thuốc kích trứng
Cuối bài viết, bác sĩ Hằng có một vài lời khuyên cho chị em sau khi tiêm thuốc kích trứng. Chị em cũng nên lưu ý để việc tiêm kích trứng đạt quả cao, tăng khả năng thụ thai.
1. Sinh hoạt
Về sinh hoạt hàng ngày, chị em vẫn cứ sinh hoạt như trước đây. Người nữ vấn có thể đi làm, làm việc nhà, đi lại bình thường. Tuy nhiên, cần phải lưu ý không được làm việc quá sức, khi đi lại nên thao tác nhẹ nhàng. Thời điểm này vẫn nên tập thể dục nhưng chỉ tập những bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.
Trong chuyện chăn gối, vợ chồng vẫn có thể quan hệ bình thường. Nhưng chỉ quan hệ với số lần phù hợp, khi quan hệ không được dùng lực quá mạnh, tư thế khó… Vì những việc làm này có thể gây vỡ hay xoắn phần phụ rất nguy hiểm.
2. Chế độ ăn uống
Về chế độ ăn uống chị em vẫn ăn uống như trước đây, đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau.
- Đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sau khi tiêm kích trứng.
- Ưu tiên những thực phẩm tốt cho quá trình trưởng thành của trứng. Điển hình như các loại rau xanh, thịt, trái cây, sữa, chế phẩm từ đậu nành…
- Nên tìm mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này vừa giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng vừa hạn chế tác hại do thực phẩm không đảm bảo gây ra.
- Nói không với những đồ uống có hại như rượu bia, đồ uống có ga… Những loại nước này khi nạp vào cơ thể không hề tốt cho trứng.
3. Tái khám định kỳ
Như đã chia sẻ ở trên, trong quá trình tiêm thuốc kích trứng, chị em sẽ được hẹn lịch để kiểm tra. Nhằm đánh giá được sự phát triển của trứng cũng như phát hiện các bất thường. Nếu có sự bất thường xảy ra sẽ có phác đồ điều trị phù hợp để cải thiện.
Trên đây là những thông tin về tiêm thuốc kích trứng mà Tiến sĩ Đoàn Thị Hằng của Viện Mô phôi chia sẻ. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin mà các bạn đang tìm kiếm. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy liên hệ với Viện Mô phôi để được tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
Quá kích buồng trứng nên làm gì?
Kích trứng là bước đầu tiên của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là giai ...
Th12
Những lưu ý trong quá trình theo dõi niêm mạc chuyển phôi trữ
Niêm mạc tử cung được ví như “mảnh đất màu mỡ” để phôi làm tổ ...
Th12
Vô sinh nguyên phát là gì?
Vô sinh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và đáng báo động. Vô sinh ...
Th12
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12