Khi chuyển phôi tươi, bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ kích trứng. Chuyển phôi trữ sẽ có sự khác biệt. Bệnh nhân sẽ được chuyển phôi sau khi chuẩn bị niêm mạc tử cung đạt yêu cầu. Chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi đông lạnh là giai đoạn rất quan trọng. Đây là thời gian giúp tối ưu niêm mạc, tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi. Vậy chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ có những phương pháp nào? Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ trong bao lâu?
🔥Ngày 20/06/2023: Polyp buồng tử cung có nên cắt không?
🔥Ngày 16/06/2023: U xơ tử cung là gì?
🔥Ngày 13/06/2023: Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì?
🔥Ngày 09/06/2023: Không có trứng rụng có kinh nguyệt không?
Vai trò của nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Vai trò của nội mạc tử cung
Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi trữ trong bao lâu?
Sự biến đổi của nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt
Nội mạc tử cung biến đổi có tính chất chu kỳ, dưới tác động của các nội tiết tố estrogen và progesterone do nang noãn của buồng trứng tiết ra, tạo ra chu kỳ kinh có tính chất đều đặn và ổn định.
Vào đầu chu kỳ kinh, nội mạc tử cung bong tróc ra do sự sụt giảm đột ngột của estrogen và progesterone, tạo ra kinh nguyệt.
Vào pha nang noãn của chu kỳ kinh, ở buồng trứng sẽ có nhiều nang noãn đi vào quá trình chiêu mộ, chọn lọc, phát triển để cuối cùng có một nang phát triển vượt trội và rụng trứng. Trong giai đoạn này, estrogen do các nang noãn tiết ra vào nửa pha đầu và do nang trội tiết ra vào nửa pha cuối của giai đoạn nang noãn sẽ tác động lên nội mạc tử cung giúp nội mạc tử cung dày lên, tăng sinh nhiều mạch máu.
Sau khi rụng trứng, hoàng thể được thành lập sẽ tiết ra đồng thời estrogen và progesterone. Progesterone sẽ biến đổi nội mạc tử cung sang giai đoạn chế tiết, chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.
Có những phương phương pháp nào để chuẩn bị nội mạc tử cung?
Hiện có 3 phác đồ chính trong chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ.
Theo dõi chu kỳ tự nhiên
Theo dõi chu kỳ tự nhiên là phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung bằng chu kỳ tự nhiên. Rất ít can thiệp lên chu kỳ sinh lý của bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi sự phát triển của nang noãn với siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Thông thường, lần siêu âm đầu tiên của bệnh nhân được thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh (ngày 1 đến ngày 5 vòng kinh) để loại trừ nang cơ năng.
Những lần siêu âm sau sẽ được thực hiện cách mỗi 1-4 ngày. Tùy theo sự phát triển của nang noãn. Khi nang noãn có kích thước dưới 12mm, trung bình mỗi ngày nang noãn lớn thêm 1mm, có thể siêu âm mỗi 3-4 ngày. Khi nang noãn có kích thước từ 12mm trở lên, trung bình mỗi ngày nang noãn lớn thêm 2mm, cần siêu âm sát hơn.
Sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh
Sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh là phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung bằng estrogen và progesterone đưa từ ngoài cơ thể vào.
Siêu âm vào ngày 7 vòng kinh để đánh giá độ dày và hình ảnh của nội mạc tử cung. Liều estrogen có thể được duy trì hoặc tăng liều tùy theo kết quả siêu âm. Liều tối đa là 16 mg/ngày. Lịch hẹn siêu âm có thể linh động từ 3-5 ngày tùy theo kết quả siêu âm của nội mạc tử cung.
Khi nội mạc tử cung dày từ 8mm trở lên và có hình ảnh đẹp (hình hạt cà phê) quyết định chuyển phôi trữ.
Ưu điểm:
Có thể áp dụng cho hầu hết mọi bệnh nhân bất kể chu kỳ kinh.
Đơn giản, dễ thực hiện, ít can thiệp hơn so với phác đồ kích thích buồng trứng.
Chủ động được ngày hẹn siêu âm và ngày chuyển phôi.
Không lo ngại về vấn đề rụng trứng sớm.
Nhược điểm:
Không áp dụng được cho những bệnh nhân có chống chỉ định dùng estrogen ngoại sinh như bệnh nhân có bệnh lý về gan, có nguy cơ thuyên tắc mạch, hoặc có tác dụng phụ nhiều khi dùng thuốc.
Kích thích buồng trứng nhẹ
Phác đồ kích thích buồng trứng trong chuyển phôi trữ nên được thực hiện tương tự như một chu kỳ kích thích buồng trứng để bơm IUI. Hoặc để thụ tinh trong ống nghiệm với phương pháp trưởng thành trứng non (IVM). Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ cần kích thích buồng trứng nhẹ với liều thấp vừa phải để kích thích một vài nang noãn phát triển, nhằm tiết ra estrogen nội sinh cao hơn so mức sinh lý để tác động lên nội mạc tử cung.
Chuẩn bị nội mạc tử cung theo kiểu IVM có kích thích buồng trứng nhẹ và ngắn ngày hơn. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng 75-100 IU trong vòng 3 ngày, thường vào ngày thứ 9 đến ngày 11 chu kỳ. Tiêm hCG vào ngày kế tiếp. Siêu âm đánh giá nội mạc tử cung vào 2 ngày sau tiêm hCG.
Ưu điểm:
Áp dụng được cho những bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng nội tiết tố ngoại sinh.
Có hiệu quả ở những bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ uống thuốc ngoại sinh (nội mạc tử cung mỏng, xấu).
Nhược điểm:
Bệnh nhân phải sử dụng thuốc kích thích buồng trứng. Dù là kích thích nhẹ, vẫn có nguy cơ quá kích buồng trứng.
Hầu như không hiệu quả đối với bệnh nhân suy hoặc giảm dự trữ buồng trứng.
Chuẩn bị niêm mạc tử cung trong thời gian bao lâu?
Quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung thường bắt đầu từ ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh. Bằng siêu âm, xét nghiệm nội tiết, bác sĩ sẽ thông báo bạn đủ điều kiện chuẩn bị niêm mạc. Thông thường, thời gian theo dõi niêm mạc để chuyển phôi khoảng 15-20 ngày kể từ ngày 2 chu kỳ kinh. Thời gian này có thể dao động tuỳ theo sự đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân. Tối đa không quá 18 ngày chuẩn bị niêm mạc.
🛑🛑🛑🛑🛑Tham khảo thêm: Áp lạnh cổ tử cung ở đâu tốt?
Độ dày niêm mạc tử cung theo chu kỳ tối ưu để chuyển phôi là từ 8 đến 14mm. Hình thái niêm mạc hạt cà phê hoặc ba lá trên siêu âm. Bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra lời tư vấn tốt nhất cho bệnh nhân của mình.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12