Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng uống loại nước này có thể bị vô sinh. Vậy thực hư uống sữa đậu nành có bị vô sinh không? Cùng tìm câu trả lời chính xác trong bài viết sau đây.
I. Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không?
Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không? Chắc hẳn ai ai cũng đừng có câu hỏi liên quan đến thức uống bổ này.
Sở dĩ, nhiều người cho rằng việc uống sữa đậu nành gây vô sinh là do chứa nhiều hoạt chất như nội tiết tố nữ. Nếu nam và nữ uống nhiều, nội tiết tố nữ tăng cao sẽ khiến cho cả khả năng sinh sản của cả hai đều bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng – Viện Mô phôi cho hay, nhiều người nói uống sữa đậu nành gây vô sinh là không đúng. Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh sữa đậu nành gây vô sinh ở nam và nữ.
1. Nam giới
Có nhiều nam giới truyền tai nhau không nên uống sữa đậu nành vì khiến cho tinh binh bị giảm về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hề đúng, sữa đậu nành không hề tác động đến tinh trùng.
Không những thế, nhiều nghiên cứu còn cho thấy thành phần có trong thức uống này còn góp phần nâng cao chất lượng tinh binh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thụ thai ở những nam giới vô sinh.
Ngoài ra, sữa đậu nành còn có những công dụng khác tốt cho nam giới như tăng cường sức khỏe, chiều cao, giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến… Chính vì thế, không lý do nam giới lại từ chối thức uống bổ dưỡng này.
2. Phụ nữ
Hoạt chất trong sữa đậu nành mặc dù có cấu trúc tương đồng với hormone nữ. Nhưng hoạt tính của thành phần này yếu hơn hormone phụ nữ. Việc bổ sung nhiều sữa đậu nành cũng không thể thay thế hormone nữ trong cơ thể.
Ngoài ra, thức uống này không tác động đến chu kỳ kinh của chị em. Cũng như không ảnh hưởng đến việc thụ thai diễn ra. Với những lý do trên, có thể khẳng định nữ giới uống sữa đậu nành không bị vô sinh.
3. Trẻ em
Trẻ em uống sữa đậu nành có bị vô sinh không? Hiện nay, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào chứng mình về vấn đề này. Các hoạt chất có trong sữa đậu nành không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Mặc dù sữa đậu nành không gây vô sinh cho trẻ. Nhưng phụ huynh cũng lưu ý chỉ cho con uống với mức vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
⭐⭐⭐ ĐỌC THÊM: 10+ Dấu hiệu vô sinh ở nam giới thường gặp
II. Lợi ích và 1 số tác hại khi uống nhiều sữa đậu nành
Sữa đậu nành nếu dùng đúng cách sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, nếu dùng quá nhiều, dùng sai cách sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm.
1. Tác dụng
Về tác dụng của sữa đậu nành, phải kể đến những lợi ích sau đây:
- Sữa đậu nành giàu chất xơ nên được nhiều chị em sử dụng trong chế độ giảm cân. Không những thế, sử dụng sữa đậu nành thường xuyên còn giúp tăng vòng 1 đáng kể.
- Giúp da trở nên mịn màng, khỏe mạnh và hồng hào.
- Giảm stress.
- Phòng tránh các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Phòng bệnh ung thư vú.
- Giúp nam giới phòng bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
- Hạn chế loãng xương.
2. Tác hại
Trong trường hợp dùng sữa đậu nành không đúng cách, có thể gây ra các tác hại sau:
- Có nguy cơ bị đột qụy, lên cơn đau tim nguy hiểm.
- Người mắc bệnh thống phong nếu lạm dụng khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh nhược giáp.
- Bụng chướng khó chịu, đi ngoài.
- Dạ dày bị viêm loét.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.
- Xơ vữa động mạch.
- Trẻ em nếu dùng không cách có thể gây dị ứng hoặc dậy thì sớm.
III. Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng sữa đậu nành tránh vô sinh
Cuối bài viết chúng tôi sẽ có những thông tin về cách lựa chọn và sử dụng sữa đậu nành để phòng tránh những tác hại trên.
1. Lựa chọn
Để món sữa đậu nành đảm bảo chất dinh dưỡng, các bạn nên lưu ý đến khâu lựa chọn nguyên liệu. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp các bạn lựa chọn đậu nành đảm bảo.
- Nên sử dụng đậu mới không có dấu hiệu bất thường như nấm mốc, nảy mầm.
- Đậu mới và ngon sẽ có trắng ngà.
- Khi ngửi bạn sẽ thấy đậu có mùi thơm dễ chịu.
- Kích thước của hạt đậu tương đồng nhau, hạt đậu căng tròn không nhăn nheo.
2. Chế biến
Cách chế biến sữa đậu nành khá đơn giản nên các bạn có thể thực hiện tại nhà.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đậu nành (200g), lá dứa, nước sôi để nguội. Cùng các dụng cụ cần thiết như nồi, rây, túi lọc.
- Đem đậu nành đi rửa sạch, loại bỏ những hạt không đảm bảo. Sau đó, ngâm với nước khoảng 8 giờ. Sau khi ngâm đủ thời gian mang đi rửa sạch để loại bỏ vỏ.
- Cho đậu nành vào máy xay, cho thêm 250ml nước sạch vào để xay cùng. Đổ nước đậu nành đã xay vào nồi, cho thêm 250ml nước và đun sôi. Lưu ý, khi nấu cần phải khuấy nước đậu liên tục. Khi nước sôi, đun tiếp khoảng 5 phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp.
- Khi nước sữa đã nguội bớt, các bạn lấy rây và lọc sữa đậu nành. Với phần xác đậu, hãy cho thêm nước rồi vắt hết nước đậu.
- Tiếp tục lọc một lần nữa để đảm bảo nước đậu mịn.
- Cho nước đậu vào nồi, cho thêm lá dứa đun đến khi rồi thì tắt bếp. Chờ nước sữa đậu nành nguội bớt rồi thưởng thức.
3. Lưu ý khi sử dụng
Để việc dùng sữa đậu nành không ảnh hưởng đến sức khỏe, các bạn cần lưu ý:
- Mỗi ngày không nên uống quá 250ml sữa đậu nành. Thời điểm uống lý tưởng nhất đó là sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.
- Không được uống sữa đậu nành khi đang bị đói.
- Nên dùng nước sữa đậu ấm để tránh ảnh hưởng đến đường ruột.
- Không cho sữa đậu nành vào bình giữ nhiệt để sử dụng.
- Trước sau khi ăn khi ăn hoa quả tầm 1 giờ không nên uống sữa đậu nành.
- Không sử dụng sữa đậu nành để uống cùng với thuốc kháng sinh.
- Để dễ uống các bạn có thể cho thêm đường, nhưng không dùng đường đỏ mà chỉ nên dùng đường trắng.
Trên đây là thông tin giải đáp uống sữa đậu nành có bị vô sinh không. Như vậy, sữa đậu nành không hề gây vô sinh như nhiều người vẫn nghĩ. Các bạn có thể yên tâm sử dụng sữa đậu nành để mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể. Lưu ý, hãy dùng phù hợp, đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11