Câu chuyện lập gia đình và sinh con tưởng chừng như là một điều hoàn toàn bình thường và dễ dàng đối với mọi người phụ nữ. Thế nhưng đâu đó có những người vẫn mong mỏi mỗi khi thấy “trễ” mà hai vạch vẫn chưa về. Trong những năm trở lại đây, tình trạng hiếm muộn ngày càng phổ biến. Vậy khi đi khám hiếm muộn bạn cần làm gì?
I. KHI NÀO BẠN ĐƯỢC HIỂU LÀ ĐANG HIẾM MUỘN
Khi hai vợ chồng sinh hoạt đều đặn trong vòng một năm, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà chưa có thai tự nhiên, đối với người vợ dưới 35 tuổi là 1 năm và người vợ trên 35 tuổi là 06 tháng. Khi đó, bạn được xác định là hiếm muộn và nên đến các phòng khám uy tín để được tư vấn.
Có hai dạng vô sinh:
- Vô sinh nguyên phát: từ khi quan hệ tính dục quá 6 tháng hoặc 12 tháng không có thai lần nào.
- Vô sinh thứ phát: đã từng mang thai nhưng sau đó không thể có thai lần nữa.
>>>XEM THÊM: Thầy Thuốc Ưu Tú. PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn: Tâm – Y Đức Luôn Song Hành
II. NGUYÊN NHÂN HIẾM MUỘN THƯỜNG DO ĐÂU?
Theo kết luận của những nghiên cứu y khoa hiện nay, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể xuất phát từ người vợ, người chồng, hoặc cả hai.
1. Nguyên nhân từ phía nam giới
Nguyên nhân từ phía nam giới có thể do nhiều vấn đề như:
- Sự gián đoạn chức năng tinh hoàn hoặc phóng tinh
- Bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng
- Rối loạn nội tiết tố
- Rối loạn di truyền
2. Nguyên nhân từ phía nữ giới
Nguyên nhân từ phía nữ giới cũng có khá nhiều, như:
- Sự gián đoạn chức năng buồng trứng: có hoặc không có trứng rụng trong mỗi chu kì kinh nguyệt. Sự gián đoạn này do một số vấn đề gây ra như hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm…
- Tắc ống dẫn trứng
- Một số vấn đề về tử cung: lạc nội mạc tử cung, đa nhân xơ, dính buồng tử cung, tụ dịch vết mổ đẻ cũ…
-
Tuổi tác cũng là một trở ngại lớn với khả năng sinh sản của người phụ nữ. Càng lớn tuổi, tỉ lệ mang thai tự nhiên của phụ nữ càng giảm, nhất là sau tuổi 35.
III. KHI ĐI KHÁM HIẾM MUỘN BẠN CẦN LÀM GÌ?
Khi đi khám hiếm muộn bạn cần làm gì? Khám vô sinh hiếm muộn là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Đối với người vợ có chu kì kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, thời điểm để làm xét nghiệm cho người vợ là ngày 2, ngày 3 chu kỳ kinh: xét nghiệm nội tiết và siêu âm đếm nang thứ cấp (AFC) đầu chu kì; người chồng sẽ được làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Đối với những người phụ nữ có kì kinh nguyệt thất thường thì có thể đến khám vào bất kỳ ngày nào trong tháng vì chỉ số nội tiết AMH không phụ thuộc vào kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý:
- Chồng: kiêng xuất tinh 3-5 ngày; tránh sử dụng các chất kích thích
- Nếu các bạn đã có những kết quả khám ở cơ sở khác, hãy mang đến
- Photo công chứng sẵn giấy đăng ký kết hôn và chứng minh nhân nhân/căn cước công dân 2 vợ chồng (công chứng trong vòng 6 tháng)
Và bạn đừng quên mang theo một tâm lý sẵn sàng, cởi mở để chia sẻ với bác sĩ tất cả những nỗi niềm riêng.
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN HIỆU QUẢ
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả các cặp vợ chồng muộn con đều phải làm thụ tinh trong ống nghiệm. Vì trên thực tế khám bệnh tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội, có nhiều trường hợp muộn con được chữa khỏi bằng phương pháp hỗ trợ mang thai tự nhiên hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
Sau khi nguyên nhân hiếm muộn của các cặp vợ chồng hiếm muộn được xác định, các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
1. Phương pháp hỗ trợ mang thai tự nhiên
Phương pháp này sẽ phù hợp với những cặp vợ chồng có thời gian mong con dưới 12 tháng, độ tuổi sinh sản còn trẻ (trước 30 tuổi), có sức khỏe hoàn toàn bình thường sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
2. Phương pháp điều trị bằng nội khoa
Phương pháp này có thể áp dụng cho các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
3. Phương pháp pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
Phương pháp này phù hợp với người vợ có buồng trứng còn hoạt động và ít nhất có 1 vòi trứng thông tốt. Còn người chồng phải có tinh dịch đồ bình thường hoặc có bất thường thể nhẹ.
4. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được coi là phương pháp hiện đại nhất hiện nay trong chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản. Khi thực hiện IVF, trứng của người vợ sẽ được lấy ra bên ngoài sau quá trình kích trứng và chọc noãn. Sau đó, trứng sẽ được thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm để nuôi ngày 3-6.
sau khi được thụ tinh thành công, phôi sẽ được chuyển vào cơ thể người mẹ và phát triển bình thường như một thai kỳ tự nhiên.
IV. Ở HÀ NỘI, KHÁM HIẾM MUỘN Ở ĐÂU LÀ TỐT NHẤT
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn cơ sở khám hiếm muộn uy tín và tận tâm, hãy liên hệ với các bác sĩ tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Địa chỉ: 222 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nôi, – là cơ sở thứ 3 trên cả nước và là cơ sở đầu tiên trong Quân đội thực hiện thành công ca IVF năm 2002.
Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội tự hào là địa chỉ lớn, quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi năng lực và luôn tận tuỵ, tâm huyết với nghề!
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11