Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời vào năm 1978. Từ đó đến nay, mỗi năm có hàng triệu em bé khoẻ mạnh chào đời nhờ phương pháp này. Thụ tinh trong ống nghiệm gồm nhiều giai đoan. Mỗi giai đoạn đều rất quan trọng và có mỗi liên hệ mật thiết với nhau. Tiêm kích trứng là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Dưới đây là quy trình tiêm kích trứng trong IVF – thụ tinh trong ống nghiệm.
🔷Ngày 31/03/2023: Quá kích buồng trứng nên làm gì?
🔷Ngày 29/03/2023: Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
🔷Ngày 23/03/2023: Hội chứng buồng trứng đa nang nguy hiểm như thế nào?
🔷Ngày 09/05/2023: Suy buồng trứng sớm là gì?
🔷Ngày 30/05/2023: Dự trữ buồng trứng là gì?
1. Tại sao cần phải tiêm kích trứng khi làm thụ tinh trong ống nghiệm?
Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết, có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.
Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.
Tiêm kích trứng là gì?
Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.
Tại sao cần phải tiêm kích trứng?
Ước tính, trung bình cứ 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ có ít nhất một cặp bị hiếm muộn. Tại Việt Nam, tình trạng hiếm muộn thường do nhiều nguyên nhân. Như các rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng (ở người vợ). Hoặc bất thường ở tinh trùng (ở người chồng). Do đó, đây được xem là phương pháp tăng cơ hội thụ thai thành công đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Thời điểm tiêm kích trứng
Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.
2. Quy trình tiêm kích trứng trong IVF
3. Trong quá trình kích trứng cần lưu ý điều gì?
Trong quá trình kích trứng, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất
- Chú ý uống nhiều nước lọc mỗi ngày, khoảng 3 lít nước
- Hạn chế vận động mạnh những ngày kích trứng cuối
- Tiêm kích trứng đúng giờ, đúng hướng dẫn của phòng tiêm
- Hạn chế quan hệ tình dục những ngày kích trứng cuối
- Nên có chế độ sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya, căng thẳng.
Trên đây là quy trình tiêm kích trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Tiêm kích trứng là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi làm IVF. Vì vậy, bệnh nhân cần chú ý những lưu ý quan trọng để quá trình này đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11