Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng nhiều do tỷ lệ vô sinh ngày càng cao. Kích thích buồng trứng là bước quan trọng trong chu trình thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy tiêm kích trứng là gì và thời điểm nào là lý tưởng nhất để thực hiện? Và tiêm kích trứng có gây suy buồng trứng hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau nhé!
1. Kích trứng là gì?
Thuốc kích trứng là thuốc nội tiết giúp kích thích tăng nội tiết tố ở phụ nữ, giúp trứng có thể phát triển một cách khỏe mạnh cho đến khi trưởng thành và rụng xuống, tăng cơ hội đậu thai. Có 2 dạng thuốc kích trứng đó là dạng tiêm và dạng uống. Phụ thuộc vào phác đồ điều trị cũng như tình trạng bệnh lý cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng dạng thuốc phù hợp.
📌📌📌📌Tìm Hiểu: Chửa trứng có nguy hiểm không?
Đối với dạng tiêm, ban đầu thuốc kích trứng sẽ được tiêm để thúc đẩy sự phát triển của trứng. Từ khi trứng trưởng thành cho tới khi nó chín. Khi trứng đã đạt đủ tiêu chuẩn thì áp dụng mũi tiêm rụng trứng (hCG) để khiến trứng rụng theo đúng chủ định của bác sĩ.
Tiêm kích trứng thường dành cho các trường hợp bị vô sinh do rối loạn phóng noãn, đa nang buồng trứng hoặc đang phải thụ tinh ống nghiệm (IVF), thụ tinh nhân tạo (IUI).
2. Kích trứng trong IUI và IVF
Kích trứng là bước quan trọng trong IUI – Thụ tinh nhân tạo và IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm. Để gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công ngay từ khâu kích thích buồng trứng, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị theo kế hoạch bác sĩ đề ra.
Kích trứng trong IUI
Đối với thụ tinh nhân tạo, mục đích của tiêm kích trứng là tạo ra từ 1-3 nang noãn trưởng thành, đẩy nhanh quá trình phóng noãn để giúp tăng cơ hội có thai. IUI thích hợp để áp dụng trong những trường hợp như:
-
Tinh trùng yếu;
-
Bất thường về phóng tinh;
-
Rối loạn phóng noãn;
-
Mắc bệnh lý ở cổ tử cung;
-
Vô sinh không rõ nguyên nhân;
-
Lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và vừa;
-
Bơm tinh trùng nếu người chồng không có tinh trùng.
Kích trứng trong IVF
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm khá phức tạp, đòi hỏi các cặp đôi phải bỏ ra chi phí rất lớn để thực hiện. Vì vậy để gia tăng tỷ lệ thành công, tối thiểu mỗi lần kích trứng cần phải thu về được từ 8 – 10 trứng đạt chuẩn. Các trường hợp dưới đây sẽ được chỉ định tiến hành IVF:
-
Bất sản ống dẫn tinh;
-
Tinh trùng yếu nặng;
-
Người vợ đã lớn tuổi;
-
Người vợ bị suy buồng trứng sớm;
-
Người chồng không có tinh trùng;
-
Buồng trứng giảm dự trữ;
-
Yếu tố tai vòi;
-
Đã từng thực hiện bơm tinh trùng nhiều lần nhưng không đạt hiệu quả.
3. Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
Chức năng hoạt động của buồng trứng:
- AMH: xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng
- Số nang thứ cấp được được trên cả 2 buồng trứng vào những ngày đầu chu kỳ kinh
Kích trứng có gây suy buồng trứng hay không?
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ
Lịch làm việc:
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: Từ 7h30-16h30
Thứ Bảy, Chủ Nhật: Từ 7h30-11h
📞 Liên hệ ngay với chúng tôi – Hotline: 0246.329.6588
🏥 Địa chỉ: 222, đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông Hà Nội.
🌍 Website: dieutrivosinh.net
💌💌 Email: vienMPLSQD@vmmu.edu.vn
Bài viết liên quan
Không có tinh trùng phải làm sao??
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới đi khám hiếm muộn là ...
Th10
Xét nghiệm NIPT có an toàn cho thai nhi không?
Để có thai kỳ khoẻ mạnh và an toàn, mẹ bầu cần thực hiện các ...
Th10
Người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở ...
Th10
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản ...
Th10
Chi phí trữ phôi tại Viện như thế nào?
Hiện nay, xu hướng điều trị tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản là ...
Th10
Khi xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?
Những năm gần đây, NIPT trở thành lựa chọn phổ biến của các mẹ bầu. ...
Th10