Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa vô sinh nam với sự phân mảnh DNA tinh trùng. Sự bất thường về vật chất di truyền của tinh trùng có ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh. Sự đứt gãy DNA ảnh hưởng nhiều đến quá trình thụ tinh và phát triển của thai kỳ. Việc phát hiện tinh trùng phân mảnh sẽ giúp ích cho bác sĩ. Đặc biệt là trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn ở nam giới. Vậy nguyên nhân gây phân mảnh DNA tinh trùng là gì?
🔶Ngày 22/08/2023: Quy trình chọc hút noãn
🔶Ngày 18/08/2023: Phương pháp nào xác định tắc hai vòi trứng?
🔶Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?
🔶Ngày 21/08/2023: Phân tích di truyền tiền làm tổ có những nhóm nào?
🔶Ngày 17/08/2023: Hormone Testosterone là gì?
🔶Ngày 22/08/2023: Bệnh nhân Thalassemia sinh con khoẻ mạnh
1. Nguyên nhân gây phân mảnh DNA tinh trùng là gì?
Tinh trùng là gì?
Tinh trùng với nhiệm vụ mang vật chất di truyền của người nam thụ tinh với trứng thì ưu tiên nhất đó chính là sự toàn vẹn của vật chất di truyền mà nó mang. Tuy nhiên khác với trứng là tế bào to nhất cơ thể và hoàn toàn di chuyển thụ động, tinh trùng là tế bào nhỏ nhất cơ thể và có nhiệm vụ di chuyển chủ động đến trứng.
Phân mảnh DNA tinh trùng là gì?
Phân mảnh DNA tinh trùng là hiện tượng tổn thương bộ máy di truyền mà cụ thể là sự đứt gãy DNA tinh trùng. Phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa vô sinh nam, tình trạng giảm khả năng mang thai tự nhiên với tỷ lệ phân mảnh.
Hiện nay, khoảng 25% bệnh nhân nam bị vô sinh có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao. Đặc biệt trong số này có đến 10-15% trường hợp có tinh dịch đồ bình thường.
Nguyên nhân gây phân mảnh DNA tinh trùng là gì?
DNA tinh trùng bị phân mảnh ngày càng có xu hướng gia tăng, các nguyên có thể đến từ tác động của môi trường, thói quen sinh hoạt cá nhân hoặc các bệnh lý nam giới bao gồm:
- Môi trường: Tiếp xúc với phóng xạ, các chất độc hại, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ tinh hoàn cao,…
- Thói quen không tốt: Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy, chế độ ăn uống và tần suất xuất tinh không khoa học,…
- Mắc bệnh: Giãn tĩnh mạch thừng tinh, béo phì, nhiễm khuẩn đường sinh dục,…;
- Tinh trùng phát triển tới thời điểm trưởng thành nhưng không có cơ chế sửa lỗi DNA
- Sai sót về khả năng tái tổ hợp nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành tinh trùng
- Tích tụ các gốc oxy hóa.
- Thói quen trong sinh hoạt như thường xuyên để vùng bìu bị nóng. Hoặc để máy tính hay các thiết bị điện tử gần “cậu nhỏ”…
2. Ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm DNA tinh trùng?
Xét nghiệm DNA phân mảnh tinh trùng giúp kiểm tra chất lượng tinh trùng do việc đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng, thông qua chỉ sổ DFI (tỉ lệ đứt gãy DNA của tinh trùng)
- DFI < 15% : tỷ lệ đứt gãy DNA tinh trùng thấp
- DFI < = 30%: tỷ lệ đứt gãy DNA tinh trùng trung bình
- DFI > 30% : tỷ lệ đứt gãy DNA tinh trùng cao
3. Phân mảnh DNA tinh trùng có thể điều trị khỏi không?
Theo PGS.TS.BS Trịnh Thế Sơn, tình trạng đứt gãy tinh trùng ở nam giới có thể được cải thiện. Để cải thiện tình trạng này cần tìm ra nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị sớm. Các biện pháp điều trị sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý nam khoa cần điều trị như giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm nhiễm sinh dục…
Nếu trong trường hợp tìm ra nguyên nhân phân mảnh và điều trị kịp thời. Đồng thời cải thiện lối sống sinh hoạt như ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học:
- Bổ sung kẽm: có nhiều trong hàu, thịt bò
- Uống acid folic liều 1 – 5mg, vitamin C (có nhiều trong cam, bưởi)
- Bổ sung vitamin E (rau cải xanh, hạnh nhân, bơ, hạt dẻ), L-carnitine, Coenzyme Q10 (có trong dầu cá, như cá hồi, cá ngừ).
- Sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng tinh trùng bất thường, tăng số lượng, chất lượng tinh trùng, tăng khả năng có con.
- Tăng cường luyện tập thể dục, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, tránh ngồi lâu, tắm nước nóng, bỏ điện thoại vào túi quần….
Như vậy bài viết này đã cung cấp thông tin nguyên nhân gây phân mảnh DNA tinh trùng là gì. Đối với những nam giới đang cố gắng có con hay đang điều trị vô sinh nên bổ sung các chất chống oxy hóa để tăng tỷ lệ mang thai thành công và tăng cơ hội được làm cha.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11