Tắc vòi trứng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Đây là nguyên nhân khiến cho tinh trùng và noãn không gặp được nhau để thụ tinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tắc vòi trứng ở nữ giới. Khi tắc vòi trứng có dấu hiệu gì không? Vậy phương pháp nào xác định tắc vòi trứng? Khi bị tắc vòi trứng nên làm gì?
🔥Ngày 08/08/2023: Lạc nội mạc tử cung nguy hiểm như thế nào?
🔥Ngày 07/08/2023: Chọc hút noãn có đau không?
🔥Ngày 03/08/2023: Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng là gì?
🔥Ngày 05/08/2023: Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không?
🔥Ngày 07/08/2023: Ý nghĩa của chỉ số AMH
1. Cấu tạo và chức năng của vòi trứng
Vòi trứng (hay còn gọi là ống dẫn trứng) được bắt nguồn từ đáy tử cung. Một cơ quan sinh dục bình thường ở nữ giới sẽ có 2 ống dẫn trứng, rỗng và thông đến buồng tử cung. Phần cuối cùng của ống dẫn trứng là những tua nhỏ nằm ngay sát buồng trứng có chức năng chính là đỡ trứng chín rụng. Đây cũng là nơi tinh trùng và trứng thụ tinh sau đó di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển.
Cấu tạo ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là một ống có chiều dài từ 9 – 12 cm. Một đầu của ống dẫn trứng sẽ thông với tử cung, đầu còn lại sẽ thông với ổ bụng để “hứng’ trứng. Cấu tạo của ống dẫn trứng bao gồm các phần chính đó là:
- Phần phễu ở gần buồng trứng,
- Phần phình ống
- Eo ống.
Chức năng của vòi trứng
Vòi trứng là một bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Ống dẫn trứng có hai nhiệm vụ chính:
- Là đường di chuyển tự nhiên của trứng và tinh trùng
- Là nơi tinh trùng đi vào gặp gỡ trứng từ buồng trứng đi ra, nếu gặp nhau sẽ diễn ra sự thụ tinh.
Mỗi tháng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng sẽ rơi vào ống dẫn trứng để tới tử cung. Trong quá trình di chuyển này, nếu trứng gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ thai. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài dưới dạng kinh nguyệt hàng tháng.
Khác với tinh trùng, trứng không có khả năng tự di chuyển. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các tua nhỏ nằm ở đoạn cuối ống dẫn trứng “đẩy” về buồng tử cung, hình thành nên thai nhi.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới tắc vòi trứng?
Tắc vòi trứng là gì?
Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chít hẹp, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai; hoặc hợp tử đã thụ tinh không thể di chuyển vào buồng tử cung để “làm tổ”. Chính vì vậy có thể dẫn đến phôi làm tổ ngay tại vòi trứng gây ra tình trạng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Nguyên nhân nào dẫn tới tắc vòi trứng?
- Viêm nhiễm qua đường sình dục do Chlamydia hoặc các loại vi khuẩn lậu;
- Do vệ sinh kém, nhất là vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo hay cổ tử cung. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng gây tắc nghẽn vòi trứng.
- Tụ dịch trong đoạn cuối ống dẫn trứng
- Ngoài ra, việc nạo phá thai không an toàn, nạo phá thai nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc vòi trứng. Thông thường cổ tử cung đóng vai trò ngăn cản vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị sảy thai, sinh đẻ hoặc nạo phá thai nhiều lần sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo và lan qua cổ tử cung lên tử cung và hai vòi trứng, gây viêm tắc vòi trứng.
3. Phương pháp nào xác định tắc vòi trứng?
Dấu hiệu tắc vòi trứng
- Kinh nguyệt không đều
- Đau bụng kinh:
- Khó thụ thai
- Một số dấu hiệu khác: dịch tiết âm đạo nhiều, đau rát cơ quan sinh dục khi quan hệ hoặc gặp phải những vấn đề về rối loạn chức năng tiêu hóa, thường xuyên mệt mỏi,…
Phương pháp nào xác định tắc vòi trứng?
Chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang (Histerosalpingography – HSG)
Hiện nay, chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang – HSG là phương pháp thường được chỉ định trong đánh giá buồng tử cung và vòi trứng, gần như là chỉ định đầu tay trong thực hành khảo sát vô sinh.
Ưu điểm của HSG là thực hiện nhanh, không cần gây mê, có thể giúp khảo sát hết chiều dài ống dẫn trứng, chẩn đoán nhiều dạng bệnh lý của ống dẫn trứng.
Nhược điểm thường được ghi nhận trong HSG là gây đau. Chủ yếu đau do co thắt khi bơm chất cản quang. Bệnh nhân được chỉ định HSG đều phải sử dụng thuốc giảm đau trước và sau thủ thuật. Đây cũng là một bất tiện cho bệnh nhân. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm khuẩn, nguy cơ tiếp xúc tia xạ và cần có đơn vị chẩn đoán hình ảnh độc lập, đủ điều kiện an toàn tia xạ là những bất lợi khác của HSG.
Chụp HSG không thể thực hiện khi bệnh nhân có thai và viêm nhiễm sinh dục. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân ứng dị ứng với iod trong chất cản quang cũng là yếu tố thận trọng khi chỉ định HSG. Với những nhược điểm này, HSG dần được khuyến cáo cần thay thế bới các phương pháp khác ít nguy cơ hơn.
Siêu âm buồng tử cung vòi trứng sử dụng chất tương phản – Hysterosalpingo-contrast sonography – HyFoSy
Hiện nay có một kỹ thuật mới chẩn đoán ống dẫn trứng an toàn hơn. Đó là siêu âm sử dụng chất tương phản bọt, gọi tắt là HyFoSy. Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ chất tương phản có thành phần chính là cellulose và nước tạo môi trường cản âm bơm vào tử cung qua ngả âm đạo và quan sát bằng siêu âm giúp đánh giá tính thông của ống dẫn trứng một cách an toàn, hiệu quả.
Một số ưu điểm của HyFoSy đã được được ghi nhận là:
- HyFoSy là thủ thuật sạch, an toàn, không độc cho phôi.
- HyFoSy có giá trị chẩn đoán tình trạng ống dẫn trứng chính xác và tương đồng với phẫu thuật nội soi
- HyFoSy ít đau hơn so với HSG, ít tốn thời gian hơn so với HSG.
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi giúp chẩn đoán xác định bệnh lý, nội soi sẽ kết hợp điều trị ngay thời điểm mổ. Bên cạnh đó có thể khảo sát và đánh giá các bệnh lý liên quan hiếm muộn đi kèm bất thường ống dẫn trứng như nhân xơ tử cung, adenomyosis, dị dạng tử cung…Tuy nhiên đây lại không phải là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên sử dụng.Vì phương pháp xâm lấn này có nhiều hạn chế như cần nhập viện, sử dụng thuốc gây mê, chi phí cao, thời gian điều trị đến hồi phục dài hơn các phương pháp đánh giá khác.
Trên đây là thông tin về những phương pháp nào xác định tắc vòi trứng hiện nay. Xuất phát từ những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp, Hyfosy đang ngày càng phổ biến hơn.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12