Chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi đông lạnh là giai đoạn rất quan trọng. Đối với phôi trữ lạnh, không phải chuyển vào bất kì thời điểm nào. Sau khi phôi tạo ra được trữ đông, người phụ nữ cần có một thời gian chuẩn bị niêm mạc. Quá trình này sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp chuẩn bị niêm mạc tử cung khác nhau. Có những phương pháp nào để chuẩn bị nội mạc tử cung? Ưu và nhược điểm của các phương pháp đó như thế nào?
Ngày 23/08/2023: U xơ tử cung gây vô sinh không?
Ngày 22/08/2023: Quy trình chọc hút noãn
Ngày 02/08/2023: Đông lạnh phôi là gì?
Ngày 22/08/2023: Bệnh nhân Thalassemia sinh con khoẻ mạnh
Ngày 02/08/2023: Chuyển phôi ngày 5 có ưu điểm gì so với chuyển phôi ngày 3?
Ngày 23/08/2023: Chế độ dinh dưỡng trước chuyển phôi?
1. Vai trò của nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung hay còn gọi là niêm mạc tử cung (NMTC) là lớp mềm xốp bao phủ bề mặt phía trong của tử cung. Độ dày lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh, khi lớp niêm mạc tử cung không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung
NMTC có cấu tạo gồm 2 phần:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Bao gồm các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nông (lớp nội mạc tuyến): Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Vai trò của nội mạc tử cung
2. Có những phương phương pháp nào để chuẩn bị nội mạc tử cung?
Sự biến đổi của nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt
Nội mạc tử cung biến đổi có tính chất chu kỳ, dưới tác động của các nội tiết tố estrogen và progesterone do nang noãn của buồng trứng tiết ra, tạo ra chu kỳ kinh có tính chất đều đặn và ổn định.
Vào đầu chu kỳ kinh, nội mạc tử cung bong tróc ra do sự sụt giảm đột ngột của estrogen và progesterone, tạo ra kinh nguyệt.
Vào pha nang noãn của chu kỳ kinh, ở buồng trứng sẽ có nhiều nang noãn đi vào quá trình chiêu mộ, chọn lọc, phát triển để cuối cùng có một nang phát triển vượt trội và rụng trứng. Trong giai đoạn này, estrogen do các nang noãn tiết ra vào nửa pha đầu và do nang trội tiết ra vào nửa pha cuối của giai đoạn nang noãn sẽ tác động lên nội mạc tử cung giúp nội mạc tử cung dày lên, tăng sinh nhiều mạch máu.
Sau khi rụng trứng, hoàng thể được thành lập sẽ tiết ra đồng thời estrogen và progesterone. Progesterone sẽ biến đổi nội mạc tử cung sang giai đoạn chế tiết, chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.
Có những phương phương pháp nào để chuẩn bị nội mạc tử cung?
Hiện có 3 phác đồ chính trong chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ.
Theo dõi chu kỳ tự nhiên
Theo dõi chu kỳ tự nhiên là phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung bằng chu kỳ tự nhiên. Rất ít can thiệp lên chu kỳ sinh lý của bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi sự phát triển của nang noãn với siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Thông thường, lần siêu âm đầu tiên của bệnh nhân được thực hiện vào những ngày đầu của chu kỳ kinh (ngày 1 đến ngày 5 vòng kinh) để loại trừ nang cơ năng.
Những lần siêu âm sau sẽ được thực hiện cách mỗi 1-4 ngày. Tùy theo sự phát triển của nang noãn. Khi nang noãn có kích thước dưới 12mm, trung bình mỗi ngày nang noãn lớn thêm 1mm, có thể siêu âm mỗi 3-4 ngày. Khi nang noãn có kích thước từ 12mm trở lên, trung bình mỗi ngày nang noãn lớn thêm 2mm, cần siêu âm sát hơn.
Ưu điểm:
Lượng thuốc sau chuyển phôi sẽ ít hơn do bệnh nhân đã có nồng độ nội tiết nhất định trong cơ thể.
Nhược điểm:
Số lần thăm khám nhiều, bệnh nhân phải đi lại nhiều. Không thuận tiện trong trường hợp chu kỳ kinh của bệnh nhân quá dài. Đặc biệt ở bệnh nhân buồng trứng đa nang, rối loạn rụng trứng.
Sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh
Sử dụng thuốc nội tiết ngoại sinh là phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung bằng estrogen và progesterone đưa từ ngoài cơ thể vào.
Siêu âm vào ngày 7 vòng kinh để đánh giá độ dày và hình ảnh của nội mạc tử cung. Liều estrogen có thể được duy trì hoặc tăng liều tùy theo kết quả siêu âm. Liều tối đa là 16 mg/ngày. Lịch hẹn siêu âm có thể linh động từ 3-5 ngày tùy theo kết quả siêu âm của nội mạc tử cung.
Khi nội mạc tử cung dày từ 8mm trở lên và có hình ảnh đẹp (hình hạt cà phê) quyết định chuyển phôi trữ.
Ưu điểm:
Có thể áp dụng cho hầu hết mọi bệnh nhân bất kể chu kỳ kinh.
Đơn giản, dễ thực hiện, ít can thiệp hơn so với phác đồ kích thích buồng trứng.
Chủ động được ngày hẹn siêu âm và ngày chuyển phôi.
Không lo ngại về vấn đề rụng trứng sớm.
Nhược điểm:
Không áp dụng được cho những bệnh nhân có chống chỉ định dùng estrogen ngoại sinh như bệnh nhân có bệnh lý về gan, có nguy cơ thuyên tắc mạch, hoặc có tác dụng phụ nhiều khi dùng thuốc.
Kích thích buồng trứng nhẹ
Phác đồ kích thích buồng trứng trong chuyển phôi trữ nên được thực hiện tương tự như một chu kỳ kích thích buồng trứng để bơm IUI. Hoặc để thụ tinh trong ống nghiệm với phương pháp trưởng thành trứng non (IVM). Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ cần kích thích buồng trứng nhẹ với liều thấp vừa phải để kích thích một vài nang noãn phát triển, nhằm tiết ra estrogen nội sinh cao hơn so mức sinh lý để tác động lên nội mạc tử cung.
Chuẩn bị nội mạc tử cung theo kiểu IVM có kích thích buồng trứng nhẹ và ngắn ngày hơn. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng 75-100 IU trong vòng 3 ngày, thường vào ngày thứ 9 đến ngày 11 chu kỳ. Tiêm hCG vào ngày kế tiếp. Siêu âm đánh giá nội mạc tử cung vào 2 ngày sau tiêm hCG.
Ưu điểm:
Áp dụng được cho những bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng nội tiết tố ngoại sinh.
Có hiệu quả ở những bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ uống thuốc ngoại sinh (nội mạc tử cung mỏng, xấu).
Nhược điểm:
Bệnh nhân phải sử dụng thuốc kích thích buồng trứng. Dù là kích thích nhẹ, vẫn có nguy cơ quá kích buồng trứng.
Hầu như không hiệu quả đối với bệnh nhân suy hoặc giảm dự trữ buồng trứng.
Trên đây là thông tin có những phương pháp nào để chuẩn bị nội mạc tử cung. Có 3 phương pháp chuẩn bị nội mạc tử cung trong chuyển phôi đông lạnh. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Sẽ tuỳ từng trường hợp cụ thể, bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11
Cơ chế di truyền của bệnh thiếu hụt men G6PD
Bệnh lý di truyền là một trong những mối “lo sợ” của rất nhiều gia ...
Th11