Trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bệnh nhân có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đông lạnh. Chuyển phôi ngay trong chu kỳ kích thích buồng trứng được gọi là chuyển phôi tươi. Chuyển phôi đông lạnh hay phôi lưu cần phải trải qua quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung. Tuỳ theo tình trạng từng trường hợp, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Vậy những trường hợp nào được chỉ định chuyển phôi lưu? Cần có lưu ý gì khi chuyển phôi lưu?
❌Ngày 01/08/2023: Cường giáp có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở nữ giới?
❌Ngày 01/08/2023: Có nên chuyển nhiều phôi?
❌Ngày 31/07/2023: Trữ đông phôi có ảnh hưởng chất lượng phôi không?
❌Ngày 28/07/2023: Quy trình tiêm kích trứng trong IVF
❌Ngày 17/01/2023: Tinh hoàn lạc chỗ và những biến chứng
❌Ngày 21/07/2023: Xuất tinh sớm nên kiêng ăn gì?
Những trường hợp nào được chỉ định chuyển phôi lưu?
Kỹ thuật đông lạnh phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi hay không?
Phôi lưu hay còn gọi là phôi đông lạnh. Phôi đông lạnh là phôi đã trải qua kỹ thuật đông lạnh với môi trường đông lạnh đặc biệt và được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Chuyển phôi trữ là quá trình mà bạn không phải thực hiện kích thích buồng trứng và chọc hút. Mà bạn sẽ được chuẩn bị niêm mạc tử cung kỹ lưỡng để đón nhận và chuyển phôi vào buồng tử cung sau khi phôi được rã đông.
Tỷ lệ phôi sống sau rã đông hiện nay là trên 99%. Tất cả các phôi sẽ được chuyên viên phôi học đánh giá chất lượng trước khi thực hiện kỹ thuật đông lạnh phôi nên hầu hết phôi không thay đổi chất lượng sau khi rã. Đồng thời sau khi rã, phôi cũng được đánh giá lại trước khi chuyển vào buồng tử cung của bạn. Vì thế bạn có thể an tâm khi lựa chọn phương pháp đông lạnh phôi.
Ai sẽ được chỉ định chuyển phôi đông lạnh?
Tại Viện Mô phôi hiện nay, đa số bệnh nhân được chỉ định chuyển phôi đông lạnh. Những ưu điểm của chuyển phôi đông lạnh:
- Giúp tránh được tình trạng quá kích buồng trứng sau chọc hút noãn,
- Giảm tình trạng đa thai
- Giúp người phụ nữ hồi phục sức khỏe, hạn chế lo lắng sợ hãi để ổn định tâm lý
- Đông phôi sẽ giúp cho người phụ nữ có cơ hội chuyển phôi nhiều lần với các phôi còn dư
- Kỹ thuật chuyển phôi đông phôi giúp tiết kiệm chi phí điều trị, hạn chế số lần kích thích buồng trứng…
Một số trường hợp được chỉ định chuyển phôi lưu như:
- Bệnh nhân mắc hội chứng PCOS chọc được nhiều noãn
- Bệnh nhân tâm lý chưa ổn định cho chuyển phôi
- Bệnh nhân hiếm muộn có vấn đề tại nội mạc tử cung: polyp buồng tử cung, tử cung nhiều nhân xơ có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi, dịch lòng tử cung…
- Bệnh nhân có chỉ định sinh thiết phôi...
Quy trình chuyển phôi đông lạnh
Quy trình chuyển phôi đông lạnh cần trải qua thời gian chuẩn bị niêm mạc tử cung. Chuẩn bị nội mạc tử cung bắt đầu từ ngày 2-3 của chu kỳ kinh.
Chuẩn bị niêm mạc tử cung chuyển phôi lưu
Giai đoạn chuẩn bị NMTC gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu tiên là dùng Estrogen để kích thích cho nội mạc tử cung dày lên, tăng sinh các mạch máu tạo dinh dưỡng để phôi làm tổ và phát triển
- Giai đoạn 2: bổ sung Progesterone để NMTC chuyển sang giai đoạn chế tiết và hình thành.
Có nhiều cách để bổ sung Estrogen. Các cách thường dùng là bổ sung estrogen ngoại sinh từ bên ngoài vào cơ thể. Cách này thông qua steroid dạng viên uống hoặc thuốc bôi. Hay đơn thuần là theo dõi chu kỳ nang trứng tự nhiên, tiêm thuốc kích thích nhẹ buồng trứng để cơ thể tự tổng hợp Estrogen nội sinh giúp NMTC dày lên.
Sau khi NMTC đủ thời gian tiếp xúc với estrogen và đạt độ dày ưng ý, bác sĩ sẽ cho các chị dùng thuốc bổ sung progesterone. Progesterone hỗ trợ hoàng thể giúp mở cửa sổ làm tổ để NMTC có thể đón nhận phôi đưa vào. Sau khi bổ sung Progesteron, căn cứ vào tuổi phôi sẽ xác định thời điểm chuyển phôi phù hợp: chuyển phôi sau khi đặt thuốc 3 ngày với phôi ngày 3 hoặc sau 5 ngày với phôi ngày 5 và ngày 6.
Quy trình chuyển phôi
Sau một thời gian chuẩn bị niêm mạc, khi hình thái và độ dày niêm mạc lý tưởng, bạn sẽ được hẹn lịch chuyển phôi. Chuyển phôi không cần gây mê và khoảng 5-7 phút là thực hiện xong.
Quy trình chuyển phôi tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội gồm các bước:
- Đầu tiên đưa ống catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị một cách nhẹ nhàng qua cổ tử cung dưới hướng dẫn siêu âm (siêu âm ở bụng và bạn có thể nhìn thấy catheter được đưa vào buồng tử cung trên màn hình siêu âm)
- Khi catheter chuyển phôi đã chuẩn bị sẵn sàng, các chuyên viên phôi học sẽ chứa phôi vào Catheter chuyên dụng nhỏ hơn. Và các chuyên viên phôi học mang Catheter chuyên dụng đã có phôi vào phòng chuyển phôi khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ đưa ống thông có chứa phôi qua Catheter chuyên dụng đã được chuẩn bị.
- Khi Catheter chuyên dụng chứa phôi nằm đúng vị trí, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung. Bạn có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm bên trong niêm mạc tử cung. Tuy nhiên do phôi quá nhỏ để nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn chỉ có thể thấy những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt phôi vào vị trí an toàn trong lòng tử cung
- Bước cuối cùng các chuyên viên phôi học kiểm tra lại Catheter chứa phôi lần nữa dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao để xác nhận rằng phôi đã được chuyển.
Những biểu hiện thường gặp sau chuyển phôi
- Ra ít dịch hồng, nâu. Hệ quả của quá trình làm tổ của phôi, do niêm mạc bị “rạn, nứt”. Tóm lại, có thể hiểu đó là dịch sinh lý, là hiện tượng bình thường, các mẹ đừng lo lắng.
- Đau bụng: thường là đau lâm râm dưới rốn, đau lệch trái, lệch phải… thỉnh thoảng nhói cái! Đó có thể cũng là hệ quả của quá trình phôi làm tổ hoặc do thay đổi nội tiết sau chuyển phôi, các mẹ hãy bình tĩnh và uống thật nhiều nước ấm, ăn đồ nóng, nếu không đỡ thì dùng thêm giảm co (nospa). Nếu không đỡ nữa thì có thể phải đi khám để loại trừ vấn đề về tiêu hóa.
- Đi ngoài: đi ngoài phân lỏng, nhiều. Đó có thể là do bạn dùng thuốc đặt hậu môn, hãy chuyển sang đặt âm đạo và theo dõi thêm. Và hãy chắc chắn luôn ăn chín, uống sôi và không ăn linh tinh để loại trừ vấn đề tiêu hóa nhé
- Đầy bụng , chướng hơi, cồn cào vùng thượng vị: cũng là do thay đổi của cơ thể do dùng nội tiết và có thể do nồng độ beta hCG do màng đệm của thai tiết ra.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12