Không nói ra thì nhiều người vẫn hiểu, tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam rất cao. Có những trường hợp phải mổ đẻ là có chỉ định của bác sĩ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mổ lấy thai vì muốn chọn giờ, chọn ngày… Thế nhưng nhiều người không hiểu rằng, mổ đẻ để lại một vấn đề rất nhức nhối hiện nay. Đó chính là tình trạng vô sinh do khuyết sẹo mổ lấy thai. Vậy khuyết sẹo. mổ lấy thai là gì? Tại sao khuyết sẹo mổ lấy thai lại có thể gây vô sinh?
🔥Ngày 16/11/2023: Tuổi tác ảnh hưởng gì đến sức khoẻ sinh sản ở nam giới?
🔥Ngày 16/11/2023: Không có trứng rụng có kinh nguyệt không?
🔥Ngày 07/06/2023: Không có kinh nguyệt có thể mang thai không?
🔥Ngày 07/06//2023: Suy buồng trứng sớm có chữa được không?
🔥Ngày 15/11/2023: Hồ sơ IVF cần những xét nghiệm gì?
Vì sao xảy ra tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai?
Khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?
Khuyết sẹo mổ lấy thai là sự mất liên tục của nội mạc tử cung, một phần hay toàn bộ lớp cơ thành trước eo tử cung, xuất hiện sau mổ lấy thai, gây ra sự hình thành túi dịch tại vị trí thành trước đoạn dưới tử cung, eo tử cung hay đoạn trên của ống cổ tử cung.
Dấu hiệu nhận biết khi bị khuyết sẹo mổ lấy thai
- Đau bụng vùng hạ vị. Gặp ở 40% người bệnh, đây là triệu chứng cơ năng được người bệnh mô tả có thể kèm theo đau khi giao hợp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể do hiện tượng co kéo, do lạc nội mạc tử cung tại sẹo mổ lấy thai.
- Ứ dịch lòng tử cung. Điều này thường không có biểu hiện lâm sàng. Mà được phát hiện khi siêu âm giữa chu kỳ kinh hoặc những ngày kinh. Vấn đề này được quan tâm rất nhiều trên bệnh nhân làm IVF vì không thể chuyển phôi vào giữa chu kỳ kinh. Tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản luôn phải tìm các phương pháp hạn chế ứ dịch buồng tử cung, khi mà niêm mạc tử cung vẫn đủ độ dày, giúp tăng tỷ lệ thành công của chuyển phôi.
- Rong kinh. Hiện tượng ra máu sau sạch kinh 4 – 5 ngày, tương ứng ngày 9 – 11 của chu kỳ, gây khó chịu cho người bệnh, do sự sung huyết niêm mạc vùng sẹo và các polyp nhỏ, do sự tích tụ tại vùng khuyết, do giãn các mao mạch hoặc do rụng nội mạc tử cung, các cơ quanh vùng sẹo co bóp kém làm giảm sự thoát máu kinh gây tụ dịch.
- Vô sinh thứ phát. Khuyết sẹo mổ đẻ cũ là vấn đề khó trong quá trình điều trị vô sinh thứ phát. Sự hiện diện của máu đọng vùng khuyết. Sự xâm nhiễm tế bào lympho, sự co kéo đoạn dưới. Và sự co bóp kém vùng cơ quanh sẹo làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung. Từ đó gây phản ứng viêm mạn tính cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Từ đó làm giảm khả năng thụ tinh hoặc làm cản trở sự làm tổ của phôi.
Vì sao xảy ra tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai?
Căn cứ vào biểu hiện và thăm khám lâm sàng trên bệnh nhân bị hở vết mổ tử cung dẫn đến tụ dịch vết mổ tử cung, có thể thấy một số yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng này bao gồm:
- Sẹo mổ quá thấp vùng cổ tử cung
- Sẹo mổ nhiều lần
- Tử cung ngả sau gập sau
- Thời gian chuyển dạ kéo dài
- Độ mở cổ tử cung
- Do đoạn dưới mỏng
- Do kỹ thuật khâu của bác sĩ…
Vô sinh do khuyết sẹo mổ lấy thai?
Do tình trạng mổ đẻ ngày càng nhiều hiện nay, nên các trường hợp tụ dịch vết mổ đẻ ngày càng nhiều. Những trường hợp này có nguy cơ vô sinh thứ phát do ứ dịch làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục hồi và ổn định chức năng của tử cung sau sinh.
Tụ dịch vết mổ là một biến chứng sản khoa thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Không chỉ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ứ dịch tại vết mổ đẻ cũ còn gây sẹo dính, ảnh hưởng chức năng tử cung. Điều này khiến cho trứng được thụ tinh khó có thể làm tổ. Từ đó, phụ nữ cũng khó mang thai khi bị ứ dịch, tụ dịch tại vết mổ.
Tại Viện Mô phôi, các trường hợp vô sinh thứ phát do tụ dịch vết mổ ngày càng nhiều và toàn những ca khó. Việc xử lý tụ dịch vết mổ rất phức tạp. Rất nhiều trường hợp phải thực hiện điều trị phức tạp, mất nhiều thời gian mới có thể giải quyết được hậu quả của ứ dịch vết mổ sau sinh.
Mục đích của việc điều trị ứ dịch vết mổ đều hướng tới việc giúp sản phụ có thể mang thai bình thường. Phương pháp điều trị chủ yếu là cắt lọc sẹo xơ, cứng và khâu để phục hồi sẹo.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Hằng năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng khám và điều trị vô sinh hiếm ...
Th11